Healthcare and Wellness

Mục tiêu: công trình nghiên cứu này với mong muốn tìm sự liên hệ giữa hội chứng trầm cảm và chứng uất, đồng thời áp dụng bài thuốc Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ vào việc điều trị hỗ trợ bệnh nhân tai biến mạch máu não có hội chứng trầm cảm, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chất liệu – đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng không lô chứng trên 30 bệnh nhân có tiền sử bị tai biến mạch máu não được chẩn đoán hội chứng trầm cảm theo tiêu chuẩn ICD – 10 điều trị nội trú tại khoa Nội Tổng Hợp – Bệnh viên Y học cổ truyền TP Đà Nẵng từ tháng 3/2014 đến tháng 9/2014. Kết quả: nghiên cứu cho thấy bài thuôc Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ cải thiện rõ rệt trạng thái trầm cảm nhất là các triệu chứng tâm thần bất an, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, mắt mờ, tự ra mồ hôi,.. hiệu quả điều trị đạt trên 90%. Thuốc chưa thấy tác dụng không mong muốn. Kết luận: Bài thuốc Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ đã có hiệu quả điều trị tốt trên bệnh nhân trầm cảm sau tai biến mạch máu não, cải thiện rõ rệt các triệu chứng của chứng Uất. Bài thuốc được dung nạp tốt, không có tác dụng phụ và không ảnh hưởng tới công thức máu, chức năng gan, thận.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là nguyên nhân thứ ba gây tử vong sau tim mạch và ung thư, với 4.4 triệu ca năm. Số bệnh nhân sống sót chỉ 10% khỏi hoàn toàn, 25% di chứng nhẹ, 40% di chứng vừa hoặc nặng cần trợ giúp một phần hay hoàn toàn. TBMMN cũng nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, trong đó có 48% di chứng liệt nữa người, 12- 18% mất ngôn ngữ và 32% trầm cảm. Tai biến mạch máu não có thể gây ra trầm cảm. Điều này đã được ghi nhận ảnh hưởng từ 20% đến 50% số bệnh nhân trong năm đầu tiên sau tai biến mạch máu não.

Theo Đông y, các chứng tâm tình uất ức, tinh thần bồn chồn không yên, dễ tức giận, hay hờn khóc, chóng mặt, mất ngủ thường được quy về chứng uất. Bệnh chiếm đến 10% trong số các bệnh nội khoa. Trên lâm sàng chứng Can uất chiếm đến 21%. Trong các bài thuốc điều trị chứng uất nổi bật là bài Sài hồ gia long cốt mẫu lệ, các bài thuốc tiêu dao tán gia giảm, Sài hồ sơ can thang gia giảm…hiện đang được sử dụng bởi tính chất ít tác dụng phụ, và dễ dung nạp của thuốc Đông y.

Do đó chúng tôi thực hiện công trình nghiên cứu này với mong muốn tìm sự liên hệ giữa hội chứng trầm cảm và chứng uất, đồng thời áp dụng bài thuốc Sài hồ gia long cốt mẫu lệ vào việc điều trị hỗ trợ bệnh nhân tai biến mạch máu não có hội chứng trầm cảm, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Đánh giá tác dụng của bài thuốc Sài hồ gia long cốt mẫu lệ trong điều trị hội chứng trầm cảm sau TBMN.

2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của bài thuốc qua một số chỉ số cận lâm sàng.

II. CHẤT LIỆU – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. CHẤT LIỆU:

Bài thuốc Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ được bào chế dưới dạng thang sắc uống. Sắc bằng ấm trong thời gian 3 giờ, nước thuốc được cho vào bình, bệnh nhân được uống nóng 2 lần trong ngày đảm bảo chất lượng của bài thuốc. Thuốc được bào chế, sắc tại khoa Dược – Bệnh viện Y học cổ truyền TP Đà Nẵng.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

2.1. TIÊU CHUẨN CHỌN BỆNH:

  • Được chẩn đoán hội chứng trầm cảm sau tai biến mạch máu não theo tiêu chuẩn ICD – 10 .
  • Tuổi từ 18 trở lên, không phân biệt giới, nghề nghiệp, nơi ở và thời gian mắc bệnh
  • Không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ
  • Bệnh nhân và gia đình tình nguyện dùng thuốc theo đúng chế độ nghiên cứu
  • Ngưng các thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần trước 24 tiếng

Tiêu chuẩn ICD – 10 :

3 tiêu chuẩn chủ yếu:

-Khí sắc trầm cảm.

-Mất mọi quan tâm và thích thú.

-Giảm năng lượng dẫn đến dễ mệt mỏi và giảm hoạt động.

7 tiêu chuẩn thứ yếu:

-Giảm sút sự tập trung và chú ý.

-Giảm tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định.

– Có ý nghĩ bị tội hoặc thấy mình không xứng đáng.

-Ý nghĩ ảm đạm và bi quan đối với tương lai.

-Có ý nghĩ hoặc hành vi tự gây thương tích ,tự sát.

-Rối loạn giấc ngủ.

-Giảm hoặc tăng sự ngon miệng, thay đổi trọng lượng cơ thể.

2.2. TIÊU CHUẨN LOẠI TRỪ:

  • Bệnh nhân không tuân thủ điều trị.
  • Bệnh nhân có bệnh nội ngoại khoa cần cấp cứu.
  • Bệnh nhân dùng thuốc tân dược thuộc nhóm an thần, chống trầm cảm.
  • Bệnh nhân dùng thuốc đông dược thuốc nhóm an thần

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng không lô chứng, so sánh hiệu quả trước- sau điều trị.

3.2. Tiêu chuẩn đánh giá:

3.2.1. Theo YHHĐ:

Bênh nhân nghiên cứu được xác định bằng thang điểm trầm cảm của Hamilton:

Mức độ trầm cảm được đánh giá theo mức độ: nhẹ, vừa, nặng

Hiệu quả điều trị:

Đánh giá sau nghiên cứu, dựa vào tỷ lệ % số điểm theo thang Hamilton giảm so với thời điểm trước nghiên cứu (N0) được phân loại theo các mức độ: tốt, khá, trung bình, kém.

3.2.2. Theo YHCT:

Các triệu chứng theo y học cổ truyền (chứng uất) được đánh giá có hoặc không tại các thời điểm nghiên cứu. Bao gồm: Tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, đau đầu, mắt mờ, hồi hộp, bứt rứt, má đỏ, miệng khô, tâm thần bất an, khó ngủ, mỏi mệt.

3.2.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn của bài thuốc

III. KẾT QUẢ:

  1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu trước điều trị:

 

Bảng 1: Triệu chứng YHCT trước nghiên cứu.

 

Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ %
Tự ra mồ hôi 3 10
Đau đầu 7 23,3
Mắt mờ 4 13,3
Hồi hộp 13 43,3
Bứt rứt 17 56,7
Má đỏ 4 13,3
Miệng khô 0 0
Tâm thần bất an 28 93,3
Khó ngủ 26 86,7
Mỏi mệt 27 90
Khác 0 0

 

 

Nhận xét: 93,3% bệnh nhân tham gia nghiên cứu có triệu chứng tâm thần bất an, 90% bệnh nhân có có triệu chứng mỏi mệ , 86,7% bệnh nhân có triệu chứng khó ngủ, 56,7% bệnh nhân có triệu chứng bứt rứt, 43,3% bệnh nhân có hồi hộp, tỷ lệ triệu chứng mắt mờ , má đỏ đều là 13,3%, riêng triệu chứng miệng khô thì không ghi nhận trường hợp nào.

 

Bảng 2: Xếp loại trầm cảm trước nghiên cứu

 

Xếp loại Số lượng Tỷ lệ %
Nhẹ 0 0
Trung bình 20 66,7
Nặng 10 33,3
Tổng cộng 30 100

 

 

Nhận xét: không có bệnh nhân nào được xếp vào phân loại nhẹ, có 20 (66,7%) bệnh nhân xếp loại trung bình tương ứng với điểm Haminton từ 14 – 17 điểm, có 10 (33,3%) bệnh nhân xếp loại nặng tương ứng với điểm Haminton trên 17 điểm.

 

  1. Kết quả điều trị:

 

Bảng 3: Hiệu quả theo phân loại tại các thời điểm

 

Phân loại N0 N7 N14 N21 N28
Nặng 10 (33,3%) 6 (20%) 2 (6,7%) 1(3,3%) 0 (0%)
Trung bình 20 (66,7%) 22 (73,3%) 17 (56,7%) 8 (26,7%) 6 (20%)
Nhẹ 0 (0%) 2 (6,7%) 11 (36,7%) 21(70%) 24 (80%)

 

 

Nhận xét: 30 bệnh nhân tham gia nghiên cứu sau 28 ngày điều trị hiệu quả điều trị cải thiện đáng kể, số bệnh nhân xếp loại nặng 10 (33,3%) giảm hết, số bệnh nhân xếp loại trung bình là 20 (66,7%) giảm còn 6 (20%) còn số bệnh nhân xếp loại nhẹ từ 0 (0%) tăng lên 24 (80%).

 

Bảng 4: Hiệu quả theo Haminton trước sau điều trị

 

Thời điểm Trung bình điểm P
N0

 

16,57 ± 2,357  

p<0,05

 

N28

 

7,59 ± 2,149

 

 

Nhận xét: Thống kê đánh giá hiệu quả tại các thời điểm bằng thang điểm Haminton cho ta thấy: Trung bình điểm Hamilton ngày N0 là 16,57 ± 2,357, trung bình điểm Hamilton ngày N28 là 7,59 ± 2,149, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 5: Hiệu quả điều trị chung

 

Phân loại Số lượng Tỷ lệ %
Tốt 8 26,67
Khá 19 63,33
Trung bình 2 6,67
Kém 1 3,33

 

 

Nhận xét: Sau 28 ngày điều trị ta thấy có 26,67% bệnh nhân có đáp ứng tốt, có 63,33 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có đáp ứng khá, 6,67% bệnh nhân đáp ứng trung bình và chỉ có 1 (3,33%) bệnh nhân có đáp ứng kém với điều trị.

Bảng 6: Các triệu chứng YHCT trước và sau điều trị

 

Triệu chứng N0 N28
Tự ra mồ hôi 3 (10%) 0 (0%)
Đau đầu 7 (23,3%) 4 (13,3%)
Mắt mờ 4 (13,3%) 1 (3,3%)
Hồi hộp 13 (43,3%) 6 (20%)
Bứt rứt 17 (56,7%) 8 (20,7%)
Má đỏ 4 (13,3%) 3 (10%)
Miệng khô 0 (0%) 0 (0%)
Tâm thần bất an 28 (93,3%) 15 (50%)
Khó ngủ 26 (86,3%) 11 (36,7%)
Mệt mỏi 27 (90%) 9 (30%)

 

 

Nhận xét: so sánh các triệu chứng YHCT trước và sau khi điều trị có sự cải thiện rõ như không còn triệu chứng tự ra mồ hôi, triệu chứng đau đầu giảm từ 23,3% còn 13,3%, mắt mờ từ 13,3% giảm còn 3,3%, hồi hộp từ 43,3% giảm còn 20%, bứt rứt từ 56,7% giảm còn 20,7%, má đỏ giảm còn 10%, tâm thần bất an từ 93,3% giảm xuống còn 50%, khó ngủ từ 86,3% giảm còn 36,7%, mệt mỏi từ 90% giảm còn 30%.

 

Bảng 7Triệu chứng cận lâm sàng trước sau điều trị

 

Chỉ số Trước ĐT Sau ĐT P
Bạch cầu (K/µl) 7,454 ± 1,81 7,42 ± 1,78  

 

 

P>0,05

Hồng cầu (M/µl) 4,263 ± 0,54 4,26 ± 0,54
Tiểu cầu (K/µl) 282,2 ± 78,9 283,43 ± 74,33
AST (U/L) 26,1 ± 9,47 25,56 ± 9,06
ALT (U/L) 29,13 ± 1,16 29,33 ± 1,16
Ure (mmol/l) 5,46 ± 3,04 5,41 ± 2,85
Creatine (µmol/l) 83,47 ± 6,33 83,6 ± 6,3

 

 

Nhận xét: Sự thay đổi các xét nghiệp sinh hóa ở nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị đều không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

 

  1. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc:

Trong quá trình theo dõi, chúng tôi không phát hiện tác dụng phụ nào, các chỉ số cận lâm sàng trước và sau thay đổi không có ý nghĩ thống kê. Vậy bài thuốc được dung nạp tốt, và không gây ra tác dụng không mong muốn nào.

  1. BÀN LUẬN:

–  Sau thời gian 28 ngày dùng bài thuốc Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ bệnh nhân có cải thiện rõ rệt trạng thái trầm cảm, còn 20% bệnh nhân trầm cảm trung bình, các bệnh nhân còn lại chỉ còn rối loạn khí sắc nhẹ, hiệu quả điều trị đạt trên 90%. Có thể khẳng định bài thuốc sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ đã có hiệu quả điều trị tốt, cần nghiên cứu có nhóm chứng dùng tân dược để so sánh sâu hơn.

–  Đa số các triệu chứng YHCT giảm đáng kể bài Sài hồ gia long cốt mẫu lệ có tác dụng sơ gan giải uất, điều lý tình chí, ưu tiên lấy điều khí mà hoạt huyết hóa ứ, hòa giải thiếu dương, thông dương tiết nhiệt, trọng tấn an thần. Vậy nên kết quả trên là phù hợp với tác dụng kinh điển của bài Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ trong điều trị chứng Uất theo YHCT.

  1. KẾT LUẬN:

– Bài thuốc Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ đã có hiệu quả điều trị tốt trên bệnh nhân trầm cảm sau tai biến mạch máu não, cải thiện rõ rệt các triệu chứng của chứng Uất.

– Bài thuốc được dung nạp tốt, không có tác dụng phụ và không ảnh hưởng tới công thức máu, chức năng gan, thận.

 

Bs Nguyễn Văn Dũng và Cộng sự

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Võ Văn Chi(2012), Cây thuốc Việt nam tập 1,2, Nhà Xuất bản y học.
  2. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Văn Xiêm(1998), Bách khoa thư bệnh học tập 1, Tr:226-30.

3.金普放(2005).中风后抑郁症中医证治概况[J].中国中医急症14(2):60-61.

4.杜玉玲(2000),钱仁义.安神舒郁疗法治疗中风后焦虑状态60例[J].中医杂志,41.3:185

  1. Gaur  V,  Kumar  A(2010):  Behavioral,  biochemical  and  cellular correlates  in  the  protective  effect  of  sertraline  against transient  global  ischemia  induced  behavioral  despair: Possible  involvement  of  nitric  oxide-cyclic  guanosine monophosphate  study  pathway.  Brain  Res  Bull ;  82: 57-64.
  2. 6. Carson  AJ,  MacHale  S,  Allen  K,  Lawrie  SM,  Dennis  M, House  A,  Sharpe  M(2000):  Depression  after  stroke  and  lesion location : a systematic review. Lancet; 356: 122-126.