Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của nhĩ áp kết hợp thở bốn thì trong điều trị mất ngủ không thực tổn thể Tâm tỳ hư, đánh giá một số tác dụng không mong muốn của nhĩ áp kết hợp thở bốn thì trong điều trị mất ngủ không thực tổn thể Tâm tỳ hư.
Phương pháp: thử nghiệm lâm sàng so sánh trước và sau điều trị trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán có rối loạn giấc ngủ thuộc thể Tâm tỳ hư.
Kết quả và kết luận: Nghiên cứu cho thấy cải thiện tốt các triệu chứng cơ năng trên lâm sàng khi nhĩ áp kết hợp thở bốn thì trong điều trị mất ngủ không thực tổn thể Tâm tỳ hư, không có tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.
Từ khóa: Nhĩ áp, thở bốn thì.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mất ngủ không thực tổn (còn gọi là mất ngủ mạn tính) là tình trạng không thỏa mãn về số lượng và hoặc chất lượng giấc ngủ. Y học cổ truyền có nhiều phương pháp để điều trị mất ngủ như dùng thuốc, châm cứu, nhĩ châm, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh… mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng, mục đích cuối cùng là đưa bệnh nhân đến giấc ngủ tự nhiên. Nhằm phát huy vốn quý của Y học cổ truyền, với mong muốn kết hợp các phương pháp không dùng thuốc để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời không tốn kém, dễ ứng dụng ở các tuyến cơ sở và điều trị tại nhà,chúng tôi thực hiện đề tài “Bước đầu đánh giá tác dụng của nhĩ áp kết hợp thở bốn thì trong điều trị mất ngủ không thực tổn thể Tâm tỳ hư” với mục tiêu: Đánh giá tác dụng của nhĩ áp kết hợp thở bốn thì trong điều trị mất ngủ không thực tổn thể Tâm tỳ hư, đánh giá một số tác dụng không mong muốn của nhĩ áp kết hợp thở bốn thì trong điều trị mất ngủ không thực tổn thể Tâm tỳ hư.
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chất liệu nghiên cứu:
Hạt vương bất lưu hành (VBLH), đường kính: 1,6mm, tác dụng: hoạt huyết, kích thích huyệt ở tai, hạt VBLH được gắn trên miếng dán có đường kính 5mm, sản xuất tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán có rối loạn giấc ngủ (RLGN) thuộc thể Tâm tỳ hư điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Đà Nẵng từ 3/2018 – 9/2018, đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền
Bệnh nhân được chẩn đoán mất ngủ không thực tổn theo tiêu chuẩn của ICD – 10 mục F51.0; triệu chứng lâm sàng: thời lượng giấc ngủ giảm, sự khó khăn đi vào giấc ngủ, hay tỉnh giấc vào ban đêm, hiệu quả giấc ngủ (HQGN) được tính theo công thức: Số giờ ngủ/số giờ nằm trên giường x 100%, thức dậy sớm, các triệu chứng liên quan tới chức năng ban ngày: trạng thái kém thoải mái, mệt mỏi vào ban ngày, khó hoàn tất các công việc trong ngày, kém
thoải mái về cơ thể và giảm hứng thú trong việc tiếp xúc với bạn bè, gia đình..Các rối loạn tâm thần kèm theo, test tâm lý: tổng điểm đánh giá CLGN bằng thang điểm Pittsburgh (PSQI) > 5.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT: Chọn bệnh nhân thể Tâm tỳ hư
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có tổng điểm thang Pittsburgh ≤ 5, những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS), những bệnh lý nội khoa nặng (tai biến mạch máu não, tăng huyết áp giai đoạn II trở lên, suy tim…) và các bệnh lý không thực hiện được phương pháp thở 4 thì, bệnh nhân không tuân thủ liệu trình điều trị, bệnh nhân mất ngủ thuộc thể tâm đởm khí hư, vị khí bất hòa, tâm thận bất giao.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu trên lâm sàng: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng so sánh trước và sau điều trị.
Phương pháp điều trị
– Nhĩ áp: 30 bệnh nhân đều được nhĩ áp các điểm Thần môn, Giao cảm, Tâm, Tỳ (theo sơ đồ huyệt loa tai của Gs Nguyễn Tài Thu)
– Kỹ thuật thở 4 thì (2 thì âm, 2 thì dương) theo phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng.
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu lâm sàng được phân tích trên máy tính theo chương trình SPSS 20.0 trong đó có sử dụng các thuật toán thống kê y học.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Nghiên cứu trên lâm sàng
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
– Phân bố tuổi và giới trong mẫu nghiên cứu : nhóm tuổi hay gặp nhất là 30 – 49 tuổi, chiếm 53,33%. Nhóm tuổi 18 – 29 và > 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất, bệnh nhân nam chiếm 20,00% và nữ chiếm 80,00%.
– Đặc điểm về nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tác nhân stress: chủ yếu là lao động trí óc và lao động tay chân, (36,67% và 40,00%), hầu hết bệnh nhân nghiên cứu đã lập gia đình; gia đình hòa hợp có tỷ lệ cao nhất; bệnh nhân chưa có gia đình chiếm 16,67%; bệnh nhân không rõ tác nhân stress tác động đến giấc ngủ chiếm 43,33%; có tác nhân stress, stress cấp tính chiếm tỷ lệ thấp hơn chiếm 20,00%.
– Thời gian bị mất ngủ ở ở đối tượng nghiên cứu: Thời gian mất ngủ được tính theo tháng. Thời gian mất ngủ trung bình tính trên 30 bệnh nhân nghiên cứu là 2,42 ± 1,72.
Kết quả đánh giá tác dụng của nhĩ áp kết hợp thở bốn thì trong điều trị mất ngủ không thực tổn thể Tâm tỳ hư
Bảng 1.1 Thời gian đi vào giấc ngủ theo giai đoạn điều trị
Thời gian
Giai đoạn đánh giá |
Số bệnh
nhân |
< 15 phút | 15-30 phút | 31-60 phút | > 60 phút | Tổng |
D0 |
N | 0 | 0 | 10 | 20 | 30 |
% | 0 | 0 | 33,33 | 66,67 | 100 | |
D15 |
N | 0 | 7 | 11 | 12 | 30 |
% | 0 | 23,33 | 36,67 | 40,00 | 100 | |
D30 |
N | 4 | 7 | 9 | 10 | 30 |
% | 13,33 | 23,33 | 30,00 | 33,33 | 100 | |
p0-15 < 0,05
p15-30 < 0,05 |
Nhận xét: Sự thay đổi thời gian đi vào giấc ngủ trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p0-15 < 0,05 và p15-30 < 0,05.
Bảng 1.2. Sự thay đổi thời lượng giấc ngủ qua các giai đoạn điều trị
Giai đoạn đánh giá
Thời lượng ngủ (giờ) |
D0
(n = 30) X ± SD
|
D15
(n = 30) X ± SD
|
D30
(n = 30) X ± SD
|
t | 1,87 ± 1,23 | 3,12 ± 1,70 | 4,13 ± 1,88 |
p | p0-15 < 0,05 | p15-30 < 0,05 |
Nhận xét: Sự thay đổi thời lượng giấc ngủ có ý nghĩa thống kê với p0-15 < 0,05 và p15-30 < 0,05.
Bảng 1.3. Các triệu chứng kèm theo mất ngủ
Triệu chứng thứ phát | D0(n= 30) | D30(n= 30) | P0-30 | ||
N | Tỉ lệ (%) | N | Tỉ lệ (%) | ||
Mệt mỏi | 27 | 90,00 | 10 | 33,33 | < 0,05 |
Giảm tập trung chú ý | 17 | 56,67 | 9 | 30,00 | < 0,05 |
Cáu gắt | 8 | 26,67 | 4 | 13,33% | < 0,05 |
Ăn kém | 14 | 46,67 | 11 | 36,67% | > 0,05 |
Hoa mắt, chóng mặt | 8 | 26,67 | 4 | 13,33 | < 0,05 |
Nhận xét: Sự thay đổi các triệu chứng kèm theo như mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, cáu gắt, hoa mắt chóng mặt là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05); sự thay đổi triệu chứng ăn kém không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Bảng 1.4. Hiệu quả giấc ngủ theo giai đoạn điều trị
Giai đoạn
HQGN (0-3điểm) |
D0 | D15 | D30 |
X ± SD
(n=30) |
3,00 ± 0,00 | 2,43 ± 0,73 | 1,60 ± 1,16 |
P | P0-15 < 0,05 | P15-30 < 0,05 |
Nhận xét: Sự thay đổi HQGN có ý nghĩa thống kê với p0-15 < 0,05 và p15-30 < 0,05.
Bảng 1.5. Chất lượng giấc ngủ đánh giá theo chủ quan của bệnh nhân
CLGN | D0 | D15 | D30 | |||
N | Tỉ lệ (%) | N | Tỉ lệ (%) | N | Tỉ lệ (%) | |
Tốt | 0 | 0 | 3 | 10 | 11 | 36,67 |
Khá | 0 | 0 | 8 | 26,67 | 7 | 23,33 |
Trung bình | 13 | 43,33 | 12 | 40 | 8 | 26,67 |
Kém | 17 | 56,67 | 7 | 23,33 | 4 | 13,33 |
P | P0–30 < 0,05 |
Nhận xét: Chất lượng giấc ngủ đánh giá theo chủ quan của bệnh nhân: Sự thay đổi chất lượng giấc ngủ theo đánh giá chủ quan của người bệnh trước và sau 30 ngày điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 1.6: Sự biến đổi các chỉ số của sóng alpha trên điện não đồ
Thời điểm đánh giá
Các chỉ số trên sóng alpha |
D0 (n = 30) | D30 (n = 30) | P0-30 |
X ± SD | X ± SD | ||
Tần số (Hz) | 11,01 ± 0,57 | 11,10 ± 0,58 | > 0,05 |
Biên độ (µV) | 44,87 ± 3,05 | 51,73 ± 4,00 | < 0,05 |
Nhận xét: Biên độ trung bình của sóng alpha trước và sau điều tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 1.7. Đánh giá kết quả điều trị chung theo thang PSQI
Giai đoạn
Xếp loại |
D15 | D30 | ± SD
(PSQI) |
||
N | Tỉ lệ % | N | Tỉ lệ % | ||
Tốt | 4 | 13,33 | 8 | 26,67 | 0 = 17,50 ± 2,79
15 = 11,77 ± 5,64 30 = 8,57 ± 5,04 |
Khá | 5 | 16,67 | 12 | 40,00 | |
Trung bình | 11 | 36,67 | 6 | 20,00 | |
Kém | 10 | 33,33 | 4 | 13,33 | |
P | P0-15 < 0,05
P15-30 < 0,05 |
Nhận xét: Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với P0-15 < 0,05 và P15-30 < 0,05.
Bảng 1.8: Sự biến đổi các chỉ số của sóng beta trên điện não đồ
Thời điểm
đánh giá Các chỉ số trênsóng beta |
D0(n = 30) | D30(n = 30) | p |
X ± SD | X ± SD | ||
Tần số (Hz) | 21,59 ± 1,89 | 21,69 ± 1,93 | > 0,05 |
Biên độ (µV) | 22,68 ± 1,70 | 15,28 ± 4,09 | < 0,05 |
Nhận xét: Biên độ sóng beta giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) trong quá trình điều trị
Một số tác dụng không mong muốn
Chỉ số trung bình về mạch, huyết áp trung bình của bệnh nhân theo dõi trong quá trình điều trị ở trong giới hạn bình thường. Sự biến đổi tần số mạch, huyết áp động mạch trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.
Kết quả cho thấy trong quá trình điều trị không có bệnh nhân nào xuất hiện các biểu hiện đau ngứa điểm nhĩ áp, nóng bừng mặt và các triệu chứng bất thường nào khác.
KẾT LUẬN
– Tác dụng của nhĩ áp kết hợp thở bốn thì trong điều trị mất ngủ không thực tổn thể Tâm tỳ hư:
+ Bệnh nhân có sự cải thiện rõ về thời gian đi vào giấc ngủ và thời lượng giấc ngủ sau 15 ngày và 30 ngày điều trị.
+ Cải thiện HQGN: Điểm trung bình HQGN trước khi điều trị, sau 15 ngày và 30 ngày điều trị lần lượt là 3,00 ± 0,00; 2,43 ± 0,73; 1,60 ± 1,16. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
+ Cải thiện các triệu chứng lâm sàng kèm theo mất ngủ: Sau 30 ngày điều trị, số bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, cáu gắt, ăn kém, hoa mắt chóng mặt lần lượt là chiếm tỷ lệ 33,33; 30,00%; 13,33%; 36,67%; 13,33%. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
+ CLGN theo đánh giá chủ quan của bệnh nhân: Trước khi điều trị, bệnh nhân đánh giá chủ quan CLGN ở mức kém chiếm 56,67%; trung bình 43,33%; không có bệnh nhân nào có CLGN từ khá trở lên. Sau 15 ngày điều trị, có 10,00% bệnh nhân đánh giá chủ quan có CLGN tốt; CLGN khá 26,67%; trung bình 40,00% và kém 23,33%. Sau 30 ngày điều trị, có 36,67% bệnh nhân đánh giá chủ quan có CLGN tốt; CLGN khá 23,33%; trung bình 26,67% và kém 13,33%. Sự thay đổi này có ý nghĩ thống kê (p < 0,05).
+ Kết quả điều trị chung theo thang điểm PSQI: Sau 15 ngày điều trị, số bệnh nhân đạt kết quả điều trị khá, tốt lần lượt là 16,67% và 13,33%. Sau 30 ngày điều trị, bệnh nhân đạt kết quả điều trị khá tốt chiếm 66,67%; bệnh nhân đạt kết quả điều trị trung bình giảm chiếm 20,00% và kém 13,33%. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
+ Sự thay đổi một số chỉ số trên điện não đồ sau điều trị: tần số của sóng alpha và sóng beta thay đổi không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05; biên độ của sóng alpha tăng và sóng beta giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
– Tác dụng không mong muốn của nhĩ áp kết hợp thở bốn thì trong điều trị mất ngủ không thực tổn thể Tâm tỳ hư: Trên 30 bệnh nhân nghiên cứu, không thấy có bất kỳ tác dụng bất lợi nào xảy ra. Sự biến đổi các chỉ số mạch, huyết áp trung bình trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Ts.Bs Nguyễn Văn Dũng và Cộng sự
TÀI LIỆU THAM KHẢO
的应用体会>.