Healthcare and Wellness

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng vai gáy bằng phương pháp điện châm kết hợp với liệu pháp giải phóng cân cơ. Đối tượng nghiên cứu: 60 Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng vai gáy. Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành theo mô hình thử nghiệm lâm sàng mở có so sánh trước và sau điều trị. Kết quả: Sau 10 ngày điều trị, ở nhóm nghiên cứu có 22/30 bệnh nhân đạt loại A, không có bệnh nhân loại D; ở nhóm chứng có 7/30 bệnh nhân đạt loại A, vẫn còn 7/30 bệnh nhân loại D. Kết luận: Phương pháp điện châm kết hợp với liệu pháp giải phóng cân cơ trong điều trị hội chứng vai gáy đạt kết quả cao.

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đau vai gáy là một phiền toái rất hay gặp trong cuộc sống hiện nay. Có thể cấp tính, khởi phát đột ngột dữ dội, không thể vận động cổ – vai. Có thể mạn tính chủ yếu là nhức mỏi và khó chịu trong sinh hoạt, đặc biệt là những hoạt động giữ yên tư thế. Đau vai gáy có thể do sai lệch tư thế, do đi ngoài trời gió lạnh, ngồi trước quạt, máy điều hòa thời gian dài, dầm mưa dãi nắng lâu, ra ngoài trời không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy, tắm rửa ban đêm… làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ. Ngoài ra, hội chứng vai gáy còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ.

Giải phóng cân cơ (Myofacial Release – MFR) là một phương pháp trị liệu mới, chưa được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Nhưng với tinh thần học hỏi, cập nhật liên tục để phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân, bệnh viện YHCT Đà Nẵng, với sự hợp tác của Steady Foot Steps (tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ, đã làm việc cùng bệnh viện được hơn 5 năm dưới sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng) đã mời được hai chuyên gia người Úc về lĩnh vực cân cơ trị liệu sang giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp.

Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu này với mong muốn bệnh nhân có thể tiếp cận được một phương pháp điều trị ưu việt hơn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng vai gáy bằng phương pháp điện châm kết hợp với liệu pháp giải phóng cân cơ với hai mục tiêu:

1- Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng vai gáy của phương pháp giải phóng cân cơ.

2- Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp giải phóng cân cơ.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
  2. Đối tượng nghiên cứu:

Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng vai gáy, điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP Đà Nẵng, từ tháng 02/2017 đến tháng 10/2017.

Tự nguyện tham gia vào nghiên cứu, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính.

  1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân đau vai gáy theo YHHĐ:

– Bệnh nhân được chẩn đoán bị hội chứng vai gáy.

– Không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp.

– Hình ảnh X – Quang có thể có hoặc không có tổn thương thoái hóa.

2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân đau vai gáy theo YHCT

– Đau mỏi vùng cổ vai gáy (cấp – mạn).

– Lạc chẩm thể phong hàn.

– Mạch phù.

– Rêu lưỡi trắng.

2.3. Tiêu chuẩn loại trừ

– Bệnh lý cột sống liên quan đến lao, ung thư, chấn thương, viêm nhiễm, thoát vị đĩa đệm hoặc nghi ngờ thoát vị đĩa đệm…

– Đối tượng trong chống chỉ định của 2 phương pháp sử dụng nghiên cứu.

– Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu hoặc không tuân thủ nguyên tắc điều trị.

  1. Phương pháp nghiên cứu:

– Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước sau và so sánh với nhóm chứng.

– Cỡ mẫu nghiên cứu: Gồm 60 bệnh nhân được chia làm hai nhóm gồm:

+ Nhóm nghiên cứu (Nhóm I): 30 bệnh nhân sử dụng phương pháp điện châm kết hợp giải phóng cân cơ.

+ Nhóm đối chứng (Nhóm II): 30 bệnh nhân sử dụng phương pháp điện châm.

(Bệnh nhân được theo dõi, thăm khám lâm sàng trước điều trị, sau điều trị 5 ngày và sau điều trị 10 ngày).

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:

Bảng 1: Sự cải thiện mức độ co cơ

Nhóm

 

 

 

 

Thời điểm

Nhóm NC

n1 = 30

Nhóm chứng

n2 = 30

PI-II
Co cứng nhiều Co cứng vừa Co cứng ít Không co cứng Co cứng nhiều Co cứng vừa Co cứng ít Không co cứng
D0 19 7 4 0 13 9 8 0 PI-II(5)<0,05

PI-II(10) <0,05

D5 1 20 7 2 1 17 11 1
D10 0 6 16 8 0 17 9 4
P P(D0, D5)< 0,05

P(D5, D10)< 0,05

P(D0, D5)< 0,05

P(D5, D10)< 0,05

Nhận xét:

– Sau 5 ngày điều trị, cả hai nhóm đều có bệnh nhân ở mức độ co cơ vừa chiếm tỉ lệ cao nhất (nhóm nghiên cứu chiếm 20/30 bệnh nhân, nhóm chứng chiếm 11/30 bệnh nhân), tiếp đến là nhóm bệnh nhân có mức độ co cứng cơ ít có tỉ lệ thấp hơn (nhóm nghiên cứu chiếm 7/30 bệnh nhân, nhóm chứng chiếm 11/30 bệnh nhân). Sau 5 ngày điều trị chỉ còn 1 bệnh nhân có mức độ co cứng cơ nhiều ở mỗi nhóm nghiên cứu.

– Sau 10 ngày điều trị, có 8/30 bệnh nhân không còn co cứng cơ, tỉ lệ này ở nhóm chứng là 4/30, thấp hơn so với nhóm nghiên cứu. Ngược lại, sau 10 ngày điều trị, ở nhóm chứng còn 17/30 bệnh nhân có mức co cứng cơ vừa, tỉ lệ này thấp hơn ở nhóm nghiên cứu (6/30).

– Sự khác nhau về sự cải thiện mức độ co cơ giữa hai nhóm ở hai thời điểm Dvà D10 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 2: Sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS

Nhóm

 

 

 

 

Thời điểm

Nhóm NC

n1 = 30

Nhóm chứng

n2 = 30

PI-II
Đau nặng Đau vừa Đau nhẹ Không đau Đau nặng Đau vừa Đau nhẹ Không đau
D0 11 9 0 0 17 10 3 0 PI-II(5)<0,05

PI-II(10) <0,05

D5 0 5 25 0 0 19 11 0
D10 0 0 16 14 0 5 18 7
P P(D0, D5)< 0,05

P(D5, D10)< 0,05

P(D0, D5)< 0,05

P(D5, D10)< 0,05

Nhận xét:

– Vào thời điểm D5, không có bệnh nhân đau nặng và bệnh nhân không đau ở cả hai nhóm; ở nhóm nghiên cứu có 5/30 bệnh nhân đau vừa, 25/30 bệnh nhân đau nhẹ, ở nhóm chứng có 19/30 bệnh nhân đau vừa, 11/30 bệnh nhân đau nhẹ.

– Vào thời điểm D10, cả hai nhóm đều không có bệnh nhân ở mức độ đau nặng; ở nhóm nghiên cứu có 14/30 bệnh nhân không đau, tỉ lệ này ở nhóm chứng là 7/30 bệnh nhân.

– Sự khác biệt giữa hai thời điểm D5 và D10 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 3: Sự cải thiện tầm vận động

Nhóm

 

 

 

 

 

Thời điểm

Nhóm NC

n1 = 30

Nhóm chứng

n2 = 30

PI-II
Kém Trung bình Khá Tốt Kém Trung bình Khá Tốt
D0 9 13 8 0 17 9 4 0 PI-II(5)<0,05

PI-II(10) <0,05

D5 1 0 8 21 0 11 16 3
D10 0 0 4 26 0 5 21 4
P P(D0, D5)< 0,05

P(D5, D10),< 0,05

P(D0, D5)< 0,05

P(D5, D10)< 0,05

Nhận xét:

– Sau 5 ngày điều trị, sự cải thiện về tầm vận động khá rõ: số bệnh nhân có tầm vận động khá và tốt tăng lên ở cả hai nhóm. Trong đó, ở nhóm nghiên cứu chỉ còn 1/30 bệnh nhân có tầm vận động kém – trung bình so với 11/30 bệnh nhân ở nhóm chứng, sự khác biệt sau 5 ngày điều trị ở 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với (p<0,05).

– Sau 10 ngày điều trị, ta thấy được sự cải thiện về tầm vận động cột sống cổ ở cả hai nhóm so với thời điểm sau 5 ngày điều trị ý nghĩa thống kê (p<0.05)

– Sự khác biệt giữa hai thời điểm D5 và D10 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 4:  Sự cải thiện chức năng sinh hoạt

Nhóm

 

 

 

 

 

Thời điểm

Nhóm NC

n1 = 30

Nhóm chứng

n2 = 30

PI-II
Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng
D0 14 10 6 0 6 14 10 0 PI-II(5)<0,05

PI-II(10) <0,05

D5 0 10 17 3 0 15 15 0
D10 0 6 16 8 0 13 13 4
P P(D0, D5)< 0,05

P(D5, D10)< 0,05

P(D0, D5)< 0,05

P(D5, D10)< 0,05

Nhận xét:

– Sau 5 ngày điều trị, kết quả điều trị khá rõ: cả hai nhóm đều không còn bệnh nhân bị ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt ở mức độ nhiều, ở nhóm nghiên cứu có 20/30 bệnh nhân ở mức độ ảnh hưởng ít và không ảnh hưởng, tỉ lệ này ở nhóm chứng là 15/30. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

– Sau 10 ngày điều trị, ở nhóm nghiên cứu chỉ còn 6/30 bệnh nhân ở mức ảnh hưởng vừa, 16/30 bệnh nhân ở mức độ ảnh hưởng ít, 8/30 bệnh nhân ở mức không ảnh hưởng. Tỉ lệ này ở nhóm chứng lần lượt là 13/30, 13/30, 4/30. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

– Sự khác biệt giữa hai thời điểm D5 và D10 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 5: Hiệu quả điều trị

Nhóm

 

 

Thời điểm

Nhóm NC

n1 = 30

Nhóm chứng

n2 = 30

PI-II
Kém (D) Trung bình (C) Khá (B)  Tốt (A) Kém (D) Trung bình (C) Khá (B)  Tốt (A)
D5 4 9 5 12 16 7 5 2 PI-II(5)<0,05

PI-II(10) <0,05

D10 0 2 6 22 7 7 9 7
P P(D5, D10)< 0,05 P(D5, D10)< 0,05

Nhận xét:

–  Sau 10 ngày điều trị, ở nhóm nghiên cứu có 22/30 bệnh nhân đạt loại A, không có bệnh nhân loại D; ở nhóm chứng có 7/30 bệnh nhân đạt loại A, vẫn còn 7/30 bệnh nhân loại D.

* Trong quá trình theo dõi, chúng tôi không phát hiện tác dụng phụ nào, các chỉ số cận lâm sàng trước và sau thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Có thể thấy phương pháp giải phóng cân cơ đều là phương pháp điều trị an toàn và mang lại hiệu quả cao.

  1. KẾT LUẬN:

– Điều trị hội chứng vai gáy bằng phương pháp điện châm và giải phóng cân cơ hiệu quả hơn và nhanh hơn so với điều trị bằng phương pháp điện châm, thể hiện qua sự cải thiện về mức độ co cứng cơ, mức độ đau, tầm vận động, mức độ ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt. Điều này chứng minh phương pháp giải phóng cân cơ có hiệu quả trong việc điều trị hội chứng vai gáy cơ năng hoặc do thoái hóa cột sống cổ.

– Phương pháp giải phóng cân cơ hiện tại chưa ghi nhận tác dụng không mong muốn, cũng như không làm thay đổi các chỉ số sinh tồn và chỉ số huyết học.

Ts.Bs Nguyễn Văn Dũng và Cộng sự

TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Bộ môn nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2007), Nội khoa cơ sở tập I, NXB Y học, tr 433.

– Bộ y tế (2008), “Điện châm điều trị hội chứng vai gáy”, Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền, tr 120-121.

– Nguyễn Tài Thu (1995), “Tân châm”, Nhà xuất bản Y học, tr 7-114.

– KM Cheever. The effect of chronic mild to moderate neck pain on neck function as measured by joint reposition error and tactile acuity of the cervical dermatomes. All Theses and Dissertations: BYU Scholars Archive; 2014.

– Mohandoss M, Sharan D, Ranganathan R, Jose J. Co morbidities of myofascial neck pain among information technology professionals. Annals of Occupational and Environmental Medicine 2014; 26:1-5.

– The Department of Functional Biology and Health Sciences, University of Vigo, HealthyFit Research Group and Department of Functional Biology and Health Sciences, University of Vigo, Spain (GR-F, IMdO). 2016 Jul Myofascial Release Therapy in the Treatment of Occupational Mechanical Neck Pain: A Randomized Parallel Group Study.