CHỨNG TRỊ ĐÀM BỆNH TRUNG Y THỰC DỤNG
实用中医痰病证治/乔振纲,韩冠先主编。
北京:人民卫生出版社,2001
TS.BS Nguyễn Văn Dũng (Dịch từ nguyên bản tiếng trung)
Chương 1 Khái Luận
Người hàng ngày cần ăn cơm, uống nước, đồng thời hầu như hàng ngày đều khạc nhổ; vì vậy, đàm và cuộc sống con người có quan hệ mật thiết với nhau. Vậy rốt cuộc đàm là gì? đàm hình thành như thế nào? bản chất bệnh lý của đàm là gì? nhận thức về đàm của trung y học và tây y học có gì khác nhau? đàm và tạng phủ cùng khí huyết tân dịch quan hệ như thế nào? đàm là sản phẩm bệnh lý và nhân tố gây bệnh cùng với bệnh khác lại có quan hệ gì? đàm tà dễ gây ra một số bệnh chứng nào? đặc điểm gây bệnh của nó là gì? lâm sàng luận trị như thế nào?… Các vấn đề trên đều là
nội dung chủ yếu mà sách này muốn tập trung thảo luận.
Tiết 1 Khái Thuật
Trung y học luận về đàm, có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nghĩa hẹp, đơn chỉ đàm sản sinh ở đường hô hấp hoặc khoang mũi, tiết ra bởi niêm mạc, đi qua mũi miệng nhổ ra dạng dịch thể đặc dính hỗn độn, thông thường gọi là đàm ”khạc nhổ”. Nghĩa rộng bao gồm ”ẩm” (gọi chung là ”đàm ẩm”), chỉ chung sản phẩm bệnh lý do chức năng tạng phủ thất điều, hoặc trong quá trình bệnh tật do thủy dịch chuyển hóa chướng ngại mà sinh ra. Loại sản phẩm bệnh lý này một khi đã hình thành thì có thể dẫn đến một loạt bệnh chứng có đặc điểm độc nhất. Cho nên, cái gọi là đàm ẩm là chỉ những nhân tố gây bệnh ở khắp mọi nơi, vô vật khả chinh, vô hình khả kiến (无物可征无形可见) lưu lại trong tạng phủ, cơ quan, cơ bắp, kinh toại, mạch lạc, xương cốt và có thể dẫn đến những bệnh chứng đặc thù nào đó. Do đàm có thể cản trở khí huyết, rối loạn kinh lạc, ngăn cản chức năng tạng phủ, ảnh hưởng toàn bộ khí hóa, và sau đó gây bệnh nhiều nơi, có thể khác nhau tùy theo chỗ nó xâm phạm (hoặc lưu lại) mà xuất hiện những chứng khác nhau.
Đàm và ẩm tuy cùng loại (đàm tức ẩm nung nấu, ẩm tức đàm loãng), thật ra không giống nhau, là phương diện khác nhau trong một khái niệm rộng lớn. Khác biệt chung là: cái đặc đục trơn là đàm, cái loãng trong dính là ẩm; đình tụ ở một bộ phận nào đó trong cơ thể là ẩm, chạy lung tung khắp nơi trong cơ thể là đàm.
Đàm ẩm là do tân dịch ngưng tụ trong cơ thể biến hóa mà thành. Sự hình thành của nó, ở ngoài thì cùng với lục dâm tà khí phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, và thất tình nhân tố như suy nghĩ, phiền giận, lo sợ có liên quan; ở trong thì chủ yếu có liên quan với chức năng thất điều ngũ tạng (tâm, can, tì, phế, thận) và khí hóa thủy dịch chuyển hóa chướng ngại.
Thử nhiệt hỏa tà ngoại tập, nội chước ư phế, ảnh hưởng tuyên túc phổi, dịch phổi tồn đọng, nhiệt tà nung nấu thêm, ngưng luyện thành đàm, đàm này chất đặc đục và dính, thậm chí có kèm theo tia máu.
Táo tà ngoại tập, nội thương ư phế, phế thất thanh túc, đốt hao âm dịch, dịch đọng thành đàm, đàm này chất dính thành cục, khó khạc ra.
Thấp tà ngoại tập, hại đến trung tiêu, khốn đến tì dương, ảnh hưởng thủy dịch vận hóa, thủy thấp tồn đọng, tích tụ thành đàm. Đàm lưu ở vị tràng, có thể gây ói mửa, biếng ăn, chân tay nặng nề, sôi ruột, tiểu tiện khó khăn, đàm trú tứ chi có thể gây đau mỏi chân tay, nặng thì phù thủng.
Nói chung, đàm sinh ở lục dâm, ngoài chứng chủ yếu là ho ra, đa phần gồm ngoại cảm biểu chứng. Hoặc ghét gió sợ lạnh, nghẹt mũi chảy mũi; hoặc phát sốt đổ mồ hôi, khát nước đau họng; hoặc miệng khô họng khô, da dẻ nứt nẻ.
Nói chung, đàm sinh ra bởi thất tình phần nhiều là đàm vô hình, quá trình gây bệnh của nó đầu tiên là do loại tình chí đặc thù nào đó tổn thương tạng phủ tương ứng, ảnh hưởng chức năng vận hóa của tạng phủ nào đó, sau đó biến sinh đàm ẩm. Cho nên, đàm sinh bởi thất tình, thông thường đều kèm theo chứng trạng tổn thất tạng phủ tương ứng.
Ăn nhanh uống nhanh, hoặc ăn uống nhiều gấp bội, hoặc no đói thất thường, tổn hại tì vị, khiến vận hóa thất chức, đồ ăn thức uống đình trệ thành đàm; ăn nhiều đồ béo ngọt vị đậm, nội sinh thấp nhiệt, lâu ngày ngưng tụ thành đàm; ăn lạnh uống lạnh, trung dương bị tổn, thanh khí bất thăng, thủy ẩm bất hóa, thủy ẩm và trọc vật tích lại ở trung tiêu, sinh ra đàm ẩm.
Nói chung, đàm chứng gây ra bởi cơm rượu, đa phần có các triệu chứng bụng trướng, ói mửa, biếng ăn, choáng váng, cơ thể mệt mỏi nặng nề, đại tiện lỏng, rêu lưỡi dính, mạch hoạt.
Đàm ẩm là do tân dịch ngưng tụ biến thành, cùng loại với thấp, thuộc âm tà, nó đè nén dương khí, cản trở khí cơ. Đàm ẩm khi hình thành, một phần thông qua tác dụng ”khí hóa” của cơ thể dần dần tiêu trừ (hoặc tiêu tán), một phần thì đọng lại trong cơ thể, ủ thành mối họa của bách bệnh.
Cái thuộc ẩm đa số tích lại ở phổi và dạ dày, ruột, có thể theo miệng mũi khạc ra, hoặc theo đại tiện thải ra; cái thuộc đàm tính trơn trượt, có thể ngấm vào trong huyết mạch, theo khí huyết vận hành, chảy khắp nơi, trên đến đỉnh đầu, dưới đến gan bàn chân, theo khí thăng giáng, ngoài thì da thịt kinh toại, trong thì lục phủ ngũ tạng, không nơi nào không đến, giống như ”mây mù trên trời, không nguồn gốc, không nơi chốn, đi đến vô cớ, tụ tán vô định”.
Một là phong đàm: ngoại tà tặc phong thừa hư mà vào, đa số gây chứng tê liệt, triệu chứng đau đầu, xây xẩm, mê sảng, co rút.
Hai là hàn đàm: tức đàm lạnh, chứng gặp nhiều là tê, tứ chi không cử động, thở nhói đau, đặc điểm là không phiền nhiệt, đông lại mát lạnh.
Ba là thấp đàm: đặc điểm là thân nặng và bủn rủn, mệt mỏi yếu ớt.
Bốn là nhiệt đàm: tức hỏa đàm, đa phần phiền nhiệt táo kết, đầu mặt nóng hầm hập, mắt đỏ họng bế, rồ dại hỗn loạn, buồn rầu hồi hộp, sắc da vàng.
Năm là uất đàm: tức tà uất ở tâm phế, lâu thì ngưng trệ thành đàm, đọng ở ngực, đặc dính khó khạc, họng khô, miệng khô, ho suyễn, sắc trắng như xương khô.
Sáu là khí đàm: thất tình uất kết, đàm trệ yết hầu, hình giống xơ bông hoặc hạt mai, khạc không ra, nuốt không vào, ngực bụng bí.
Bảy là thực đàm: ăn uống không tiêu, hoặc kèm ứ huyết thì thành túi bọc, gây bụng đầy không thông.
Tám là tửu đàm: do uống rượu không tiêu, hoặc sau khi uống rượu uống nhiều trà, chỉ uống rượu ngày sau thì ói, triệu chứng ăn uống không ngon, ói nước chua.
Chín là kinh đàm: do sợ mà sinh, đàm kết thành cục, phát trong ngực bụng thì va đập, đau không chịu nổi, hoặc phát bệnh động kinh, trên lâm sàng gặp nhiều phụ nữ mắc chứng này.
Đàm sinh ở tì, gọi là thấp đàm. Triệu chứng là tứ chi co rút, hoặc bụng đau trướng, tiêu chảy, mạch hoãn, người mập hay mắc chứng này.
Đàm sinh ở phế, gọi là táo đàm. Triệu chứng là họng khô miệng khô, ho, thở gấp, mặt trắng như xương khô.
Đàm mê ở tâm, gọi là nhiệt đàm. Triệu chứng là hồi hộp, rồ dại, ác mộng, mạch hồng.
Đàm tụ ở thận, gọi là hàn đàm. Triệu chứng chân gối mỏi yếu, lưng vai đau nhiều, chân tay tê lạnh, xương đau.
Đàm động ở can, gọi là phong đàm. Triệu chứng là xây xẩm , mắt nháy, lơ mơ, vành tai ngứa ngáy, xương sườn sưng đau, rã rời tê liệt.
Đàm là chất dịch dính do phế và khí đạo thải ra, cái đục và đặc là đàm, trong và lỏng là ẩm, đều thuộc đàm hữu hình.
Thế là chất dịch dính tiết ra từ xoang mũi; diên là chất dịch trong lỏng chảy ra từ xoang miệng; thóa là chất dịch dính có bọt nhổ ra từ xoang miệng.
Đàm trắng lỏng, hoặc có điểm đen xám là do hàn thương dương khí, khí bất hóa tân, thấp tụ thành đàm.
Đàm trong lỏng và nhiều bọt, đa phần do can phong kèm đàm, trên quấy nhiễu thanh cung, luôn kèm theo mặt xanh xây xẩm, ngực bí hoặc thở gấp.
Đàm trắng trơn và nhiều, dễ khạc ra là do tì hư bất vận, thủy thấp bất hóa, tụ mà thành đàm, nên lượng nhiều, trơn, dễ khạc ra.
Đàm ít và dính, khó khạc ra thuộc táo đàm, thậm chí ho khan không đàm, hoặc có ít đàm bọt, cũng thuộc phế táo, do mùa thu táo thương phế gây ra.
Trong đàm có huyết, màu đỏ tươi là do nhiệt thương phế lạc, trên lâm sàng thấy nhiều do âm hư hỏa vượng. Nếu ho nhổ đàm có máu mủ hôi tanh, hoặc nhổ đàm mủ như cháo thì thuộc phế ung (mụn nhọt). Do nhiệt tà phạm phế, nhiệt độc tích lâu, thịt rữa thành mủ gây ra.
Mũi chảy nước đục là ngoại cảm phong nhiệt, mũi chảy nước trong là ngoại cảm phong hàn, nước đục chảy lâu không ngừng là tị uyên (鼻渊).
Nước dãi từ góc miệng chảy ra và không tự biết, ngủ thì càng nhiều, đa phần thuộc tì khí hư không thể thu nhiếp (收摄), thấy ở trẻ em, đa phần thuộc dạ dày nóng có vi khuẩn.
Nhổ ra nhiều nước bọt, phần lớn là trong dạ dày có lạnh, hoặc có tích lạnh hoặc có thấp trệ, hoặc có chứa thức ăn.
Nhiều nước bọt cũng có thể do chứng thận hàn, thận hư.
cùng với các tà bệnh khác
Chương 5. Đàm tà gây bệnh và đặc điểm thể chứng
Tiết 1. Đặc điểm gây bệnh của đàm tà
Tiết 2. Đàm bệnh thể chinh, chứng trạng đặc điểm
Đàm bệnh khi đã do đàm tà gây ra, tất nhiên có dấu hiệu và triệu chứng riêng của nó.
Chương 6. Đàm bệnh trị tắc trị pháp
Tiết 1. Nguyên tắc trị đàm bệnh
Nói chung đàm sinh ra, bên ngoài hoặc do tà ngoại cảm lục dâm, hoặc do ăn uống không điều độ, mệt nhọc nội thương, hoặc do ứ huyết đình tích; bên trong do chức năng phế tì thận thất điều, gốc ở chính hư. Mà đàm khi đã hình thành, đọng trong cơ thể, biểu hiện lâm sàng phần lớn là thực chứng, nên lâm sàng đàm bệnh đa phần thuộc chứng gốc hư ngọn thực. Trị đàm cần phải phân biệt gốc ngọn hoãn cấp; cấp thì trước tiên trị đàm đó, lấy hóa đàm, khứ đàm rửa đàm, trục đàm làm chủ; hoãn thì từ gốc luận trị, quan trọng là điều chỉnh phế, tì, thận. Ứng dụng cụ thể cần căn cứ vào tính chất khác nhau của đàm và những tạng phủ khác nhau có liên quan hoặc với những tình huống khác nhau mà nó hợp bệnh kèm theo, có giải pháp điều trị biện chứng đúng đắn.
Tóm lại, lâm sàng thí trị nên căn cứ tình huống cụ thể, nắm vững và tuân theo các nguyên tắc trị liệu: nhiệt đàm nên thanh nó, thấp đàm nên táo nó, phong đàm nên tán nó, uất đàm nên khai nó, ngoan đàm nên nhuyễn nó, thực đàm nên tiêu nó, ở trong ngực thì thổ nó, ở trong ruột dạ dày thì hạ nó, phế hư có đàm thì bổ phế để khơi thông tân dịch, tì hư có đàm nên bồi tì để hóa đàm thấp, thận hư có đàm nên tư thận để vận hành, đồng thời, còn phải chú ý những điểm sau:
Tiết 2. Đàm bệnh trị pháp
Chương 7 Trị đàm thường dùng phương tễ
Tiết 1. Táo thấp hóa đàm tễ
Đàm do thấp sinh, thấp tụ thành đàm, mà táo có khả năng thắng thấp, tì có khả năng vận thấp, cho nên phương pháp này ứng dụng dược vật khô có tính cay ấm, lấy công dụng táo thấp của nó, đồng thời phối hợp kiện tì thẩm thấp dược vật, tăng cường thủy dịch chuyển hóa khiến cho thấp tà không bị đọng lại.
Phương pháp này dùng cho thấp đàm chứng, triệu chứng đàm nhiều dễ khạc, ngực bụng tắc bí, ói mửa xây xẩm, cơ thể mệt mỏi, rêu lưỡi trắng trơn hoặc dính, mạch hoãn hoặc huyền hoạt.
[tổ thành] bán hạ (rửa nóng) 7g, quất hồng 15g, bạch phục linh 9g, cam thảo (nướng) 5g.
[phương giải] phương pháp này lấy trị thấp đàm làm chủ. Thấp đàm chứng phần lớn do tì thất kiện vận, thấp tà ngưng tụ mà thành. Tì là nguồn gốc sinh đàm, phế là dụng cụ chứa đàm, thấp đàm phạm phế thì ho đàm nhiều; đàm trở khí cơ, vị thất hòa giáng thì ngực tắc bí, buồn nôn ói mửa; âm trọc ngưng tụ, trở ngại thanh dương thì xây xẩm tim đập mạnh; tì bị thấp khốn, vận hóa thất chức thì cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn uống. Điều trị nên táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung. Phương thuốc lấy bán hạ làm thuốc vua, lấy tính cay ấm của nó để làm khô, dễ dàng có thể táo thấp hóa đàm, hơn nữa có thể giáng nghịch hòa vị chỉ ẩu. Lấy quất hồng làm thuốc quan, lý khí táo thấp, khiến khí thuận đàm tiêu. Kèm phục linh kiện tì thẩm thấp, khiến cho thấp khứ tì vượng, đàm không có lý do sinh; gừng tươi giáng nghịch hóa ẩm, vừa có thể khống chế độc của bán hạ, vừa giúp bán hạ quất hồng hành khí tiêu đàm. Dùng cam thảo điều hòa các vị thuốc, kiêm nhuận phế hòa trung, cùng đạt được công dụng táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung.
Phương thuốc này vừa là chủ phương trị liệu đàm thấp, tùy chứng gia giảm, cũng dùng rộng rãi với các chứng đàm khác. [y phương tập giải] từng nói: ”trị đàm thông dụng nhị trần, phong đàm thêm nam tinh, bạch phụ, tạo giác, trúc lịch; hàn đàm thêm bán hạ, khương trấp; hỏa đàm thêm thạch cao, thanh đại; thấp đàm thêm thương truật; táo đàm thêm qua lâu, hạnh nhân; thực đàm thêm sơn tra, mạch nha, thần khúc; lão đàm thêm chỉ thực, hải thạch, mang tiêu; khí đàm thêm hương phụ, chỉ xác; đàm sườn ở trong da ngoài mạc thêm bạch giới tử; tứ chi đàm thêm trúc lịch”.
[nhằm đúng bệnh cơ] tì thất kiện vận, thấp tà ngưng tụ, đàm trở khí cơ.
[chủ trị] thấp đàm ho, đàm nhiều màu trắng dễ khạc, ngực bí tắc, buồn nôn ói mửa, cơ thể mỏi mệt, hoặc xây xẩm tim đập mạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoạt.
[tổ thành] bán hạ 6g, nam tinh, chỉ thực (sao trấu), phục linh, quất hồng mỗi loại 3g, cam thảo 2g, gừng tươi 3g.
[phương giải] phương thuốc này lấy nhị trần thang làm cơ sở, thêm đảm tinh khiến lực táo thấp hóa đàm lớn hơn nhị trần thang, thêm chỉ thực tả đàm trừ bĩ, hành khí đạo trệ, khiến cho phương thuốc này dài hơn khứ đàm hành khí.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm thấp nội thịnh hoặc ngoan đàm dính chặt khó hóa, cản trở phế vị khí cơ.
[chủ trị] đàm diên ủng thịnh, ngực tắc bí, hoặc ho buồn nôn, ăn uống ít cùng với can phong kèm đàm, ói không ăn, chóng mặt xây xẩm hoặc ngất.
[tổ thành] khương bán hạ, đảm nam tinh mỗi loại 8g, quất hồng, chỉ thực, phục linh mỗi loại 6g, nhân sâm, xương bồ mỗi loại 3g, trúc như 2g, gừng tươi 3 lát, táo tàu 3 trái.
[phương giải] phương thuốc này do nhị trần thang thêm đảm nam tinh, nhân sâm, xương bồ, trúc như tổ thành, dễ dàng cho rửa đàm khai khiếu.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm trọc nội thịnh, che lấp thanh khiếu.
[chủ trị] trúng phong đàm mê tâm khiếu, lưỡi cứng không nói được.
[tổ thành] bán hạ, trúc như, chỉ thực (sao mặt) mỗi loại 6g, trần bì 9g, cam thảo (nướng) 3g, phục linh 5g.
[phương giải] đảm thuộc mộc, là phủ thanh tịnh, hỉ ôn hòa thì chủ sinh phát, thất thường thì mộc uất bất đạt, vị khí nhân đó bất hòa, tiến tới hóa nhiệt sinh đàm, đàm nhiệt giao trở, vị khí thượng nghịch thì ói mửa khạc khô, nhiệt đàm thượng nhiễu, tâm thần bất an thì hồi hộp không yên, hư phiền không ngủ; che lấp thanh khiếu thì phát động kinh. Điều trị nên lợi đảm hòa vị, rửa đàm thanh nhiệt. Phương thuốc này lấy bán hạ làm thuốc vua, giáng nghịch hóa đàm; lấy trúc như làm thuốc quan, thanh nhiệt hóa đàm, ngừng ói trừ phiền; chỉ thực hành hóa tiêu đàm, khiến đàm theo khí hạ. Kèm trần bì lý khí táo đàm, phục linh kiện tì thẩm thấp, khiến cho thấp khứ đàm tiêu. Dùng gừng, táo tàu, cam thảo ích tì hòa vị và hiệp điều các vị thuốc. Toàn phương cùng đạt được công dụng lý khí hóa đàm thanh đảm hòa vị.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm nhiệt nội trở, nhiễu tâm phạm vị.
[chủ trị] đảm vị bất hòa, đàm nhiệt nội nhiễu, hư phiền bất miên hoặc ói mửa nấc cùng với hồi hộp bất an, động kinh.
[tổ thành] bán hạ (rửa nóng), chỉ thực (sao trấu), trần bì (khứ bạch) mỗi loại 6g, bạch phục linh (khứ bì) 4.5g, sao táo nhân, viễn chí (khứ tâm), ngũ vị tử (nấu nước cam thảo), nhiệt địa hoàng (rửa rượu) mỗi loại 1.5g, gừng tươi 5 lát, hồng táo 1 trái.
[phương giải] phương thuốc này do ôn đảm thang thêm nhân sâm, viễn chí, táo nhân, thục địa tổ thành. Dùng ôn đảm thang lý khí hóa đàm, thanh đảm hòa vị, thêm nhân sâm các loại để bổ ích tâm khí, cùng đạt được công dụng hóa đàm ninh tâm.
[nhằm đúng bệnh cơ] tâm đảm hư khiếp, đàm nhiệt nội nhiễu, thần chí bất ninh.
[chủ trị] tâm đảm hư khiếp, ngộ sự dị kinh, tứ chi phù thủng, ẩm thực vô vị, tâm quý phiền muộn, tọa ngọa bất an.
[tổ thành] bán hạ 60g, phục linh 30g, chỉ xác (sao trấu) 15g, phong hóa phác tiêu 7.5g.
[phương giải] phương thuốc này lấy bán hạ táo thấp hóa đàm làm thuốc vua, lấy phục linh kiện tì thẩm thấp làm thuốc quan, vừa tiêu đàm đã hình thành vừa cắt đứt đường sinh đàm, kèm chỉ xác lý khí khoan trung, khiến đàm theo khí đi, phong hóa tiêu nhuyễn kiên nhuận hạ, khiến cho đàm kết khối dễ tiêu. Dùng khương trấp hồ vi hoàn, không những khống chế độc của bán hạ mà còn hóa đàm tán ẩm. Các loại thuốc này hợp dùng cùng đạt được công dụng táo thấp hành khí, nhuyễn kiên tiêu đàm.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm đình trong oản, chảy đến tứ chi.
[chủ trị] đàm đình trong oản, hai tay đau nhức hoặc tứ chi phù thủng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền hoạt.
Tiết 2. Thanh nhiệt hóa đàm tễ
Tà hỏa nhiệt uất mà đốt nóng ở trong, có thể đốt âm dịch luyện thành đàm, nguyên nhân bệnh do tà hỏa nhiệt, cho nên gọi là nhiệt đàm. Điều trị lấy thanh nhiệt làm tiền đề, nhiệt thanh thì đàm không có lý do sinh ra.
Phương pháp này thích hợp dùng cho nhiệt đàm chứng, triệu chứng ho, đàm vàng, đặc dính khó khạc, lưỡi đỏ, rêu vàng dính, mạch hoạt sác.
[tổ thành] qua lâu nhân (khứ dầu), trần bì (khứ bạch), hoàng kim (sao rượu), hạnh nhân (bỏ vỏ nhọn), chỉ thực (sao trấu), phục linh mỗi loại 30g, đảm nam tinh, chế bán hạ mỗi loại 45g.
[phương giải] phương thuốc lấy đảm nam tinh làm thuốc vua, dùng tính cay đắng của nó để làm mát, công dụng thanh nhiệt hóa đàm, trị thực đàm thực hỏa ùn ứ; lấy hoàng kim, qua lâu nhân làm thuốc quan, giáng phế hỏa, hóa đàm nhiệt, để trợ giúp cho đảm tinh; trị đàm cần phải thuận khí, cho nên lại lấy chỉ thực, trần bì hạ khí khai bĩ, tiêu đàm tán kết. Tì là nguồn gốc sinh đàm, phế là dụng cụ trữ đàm, cho nên kèm phục linh kiện tì thẩm thấp, hạnh nhân tuyên lợi phế khí, bán hạ táo thấp hóa đàm. Các loại thuốc tương hợp cùng đạt được công dụng thanh nhiệt hóa đàm, lý khí chỉ khái.
[nhắm đúng đối tượng] hỏa tà đốt tân, đàm nhiệt nội kết.
[chủ trị] ho đàm vàng, khó khạc, ngực đầy bí, tiểu tiện ngắn đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng dính, mạch hoạt sác.
[tổ thành] huỳnh liên 30g, bán hạ (rửa) 12g, qua lâu thực 30g.
[phương giải] phương thuốc lấy qua lâu thực làm thuốc vua, thanh nhiệt hóa đàm, thông tê ở ngực; lấy huỳnh liên làm thuốc quan, tả nhiệt giáng hỏa, trừ bĩ tắc dưới tim, lấy bán hạ giáng nghịch tiêu bĩ, trừ khối kết dưới tim, cùng với huỳnh liên hợp dùng, một đắng một cay, cay khai đắng giáng, qua lâu thực thì thanh nhiệt rửa đàm, nó rất tốt cho tán kết khai bĩ. Toàn phương cùng đạt được công dụng thanh nhiệt hóa đàm, khoan hung tán kết.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm nhiệt hỗ kết, khí uất bất thông.
[chủ trị] ngực bụng tắc bí, ấn vào thì đau, hoặc ho đàm vàng đặc, rêu lưỡi vàng dính, mạch hoạt sác.
[tổ thành] sài hồ 3g, khương bán hạ 9g, tiểu xuyên liên 2.5g, khổ cát cánh 3g, hoàng kim 4.5g, qua lâu nhân (giả) 15g, tiểu chỉ thực 4.5g, sinh khương trấp 4 giọt (phân xung).
[phương giải] phương thuốc này là tiểu sài hồ thang và tiểu hãm hung thang hợp lại mà thành. Tiểu sài hồ thang bỏ các loại phụ như nhân sâm, cam thảo, táo tàu; thêm qua lâu, huỳnh liên, cát cánh, chỉ thực; các vị thuốc cùng đạt được hiệu quả hòa giải thiểu dương, thanh hóa đàm nhiệt, khoan hung tán kết.
[nhằm đúng bệnh cơ] tà hãm thiếu dương, kèm theo nhiệt đàm nội trở.
[chủ trị] thiếu dương chứng, ngực tắc đầy, ấn đau, miệng đắng, rêu vàng, mạch huyền sác.
[tổ thành] đại hoàng (chưng rượu), phiến hoàng kim (rửa sạch bằng rượu) mỗi loại 240g, mông thạch 30g (nghiền vụn, dùng diêm tiêu 30g, để vô lọ sành nhỏ đậy nắp, dây kẽm buộc cố định, 盐泥固济, phơi khô, nung lửa đỏ, đợi nguội lấy ra), trầm hương 5g.
[phương giải] trong phương thuốc này lấy tiêu đoán mông thạch làm thuốc vua, tính khô mạnh nặng chìm của nó rất tốt để đánh đuổi lão đàm ẩn nấp tích chứa; lấy tính đắng lạnh của đại hoàng súc rửa thực nhiệt, mở đường cho đàm hỏa hạ hành; hoàng kim khổ hàn tả hỏa, rất tốt để thanh nhiệt thượng tiêu khí phân; trầm hương hạ khí nhanh chóng, vì muốn trị đàm trước tiên phải thuận khí. Các loại thuốc tương hợp, sức đánh đuổi khá mạnh, là phương thuốc hay để đánh đuổi thực nhiệt lão đàm.
[nhằm đúng bệnh cơ] thực nhiệt lão đàm, tích lâu không đi.
[chủ trị] điên cuồng hoảng sợ, hoặc hồi hộp hôn mê, hoặc ho suyễn đàm đặc, hoặc ngực bụng tắc bí, hoặc xây xẩm ù tai, hoặc đàm kết hạt quấn cổ, hoặc miệng mắt động đậy, hoặc không ngủ, hoặc ngủ mơ thấy hình trạng kỳ quái, hoặc xương khớp đau liệt khó mà gọi tên, hoặc nghẹt thở phiền muộn, táo bón, rêu lưỡi vàng dày, mạch hoạt sác hữu lực.
Tiết 3. Nhuận táo hóa đàm tễ
Nói chung phế là tạng mềm mại, giỏi thanh túc mà không chịu hàn nhiệt. Phế táo âm hư, một mặt có thể sinh nhiệt, nhiệt tà đốt tân, ngưng luyện thành đàm; một mặt thủy tinh bất bố, dịch tụ thành đàm, nhưng tính nó khô cho nên tuy ho có đàm nhưng khạc không dễ, rít và khó ra, điều trị cần nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đàm.
Thích hợp dùng cho táo đàm chứng, triệu chứng đàm đặc và dính, khạc khó, họng khô, thậm chí ho sặc, khàn giọng.
Bối mẫu qua lâu tán:
[tổ thành] bối mẫu 5g, qua lâu 3g, hoa phấn, phục linh, quất hồng, cát cánh mỗi loại 2.5g.
[phương giải] phương thuốc này lấy bối mẫu làm thuốc vua, dùng thanh nhiệt nhuận phế hóa đàm chỉ khái, khai đàm khí uất kết; lấy qua lâu làm thuốc quan, thanh nhiệt nhuận táo, lý khí địch đàm, thông bí tắc ở ngực; thiên hoa phấn thanh nhiệt hóa đàm, vả lại còn có thể sinh tân nhuận táo; phục linh kiện tì lợi thấp, làm tuyệt nguồn gốc sinh đàm; quất hồng lý khí hóa đàm, khiến khí thuận đàm tiêu; cát cánh tuyên lợi phế khí, khiến phế kim tuyên giáng hữu quyền. Toàn phương thuốc cùng đạt được công dụng nhuận phế thanh nhiệt lý khí hóa đàm.
[nhằm đúng bệnh cơ] phế táo âm hư, dịch uất thành đàm, tuyên túc thất quyền.
[chủ trị] phế khô có đàm, khó khạc, rít khó ra, họng khô.
Tiết 4. Ôn hóa hàn đàm tễ
Hàn đàm hình thành là do dương hư âm thịnh, thủy ẩm ngừng bên trong gây ra. Tì dương không đủ, hàn từ trong đó sinh ra, vận hóa thất chức thì thấp đọng mà thành ẩm; lại do phế hàn, tân thất ban bố thì dịch tụ mà thành đàm ẩm, cho nên trị liệu cần phải ôn dương hóa đàm. Thường dùng gừng khô, tế tân tổ thành phương tễ.
Thích hợp dùng cho hàn đàm chứng, triệu chứng khạc đàm trong loãng màu trắng, rêu lưỡi trắng trơn.
[tổ thành] phục linh 12g, cam thảo 6g, gừng khô 9g, tế tân 6g, ngũ vị tử 6g.
[phương giải] phương thuốc này lấy gừng khô làm thuốc vua, lấy tính cay nóng của nó vừa ôn phế tán hàn để hóa đàm, vừa ôn vận tì dương để khứ thấp. Tế tân là thuốc quan, dùng để tân tán, ôn phế tán hàn, giúp gừng khô tán đàm ngưng tụ; kèm theo ngũ vị tử thu gom phế khí và chỉ khái, cùng kết hợp với tế tân, một tán một thu (gom), tán bất thương chính, thu bất lưu tà. Dùng cam thảo hòa trung, điều hòa các vị thuốc. Toàn phương cùng đạt đến công dụng ôn phế hóa ẩm. Nếu đàm nhiều muốn ói, thêm bán hạ giáng nghịch chỉ ẩu, táo thấp hóa đàm; nếu kèm trung khí thượng nghịch, nên thêm quế chi ôn trung giáng nghịch; nếu ho đến mặt mũi hư phù, nên thêm hạnh nhân tuyên lợi phế khí và chỉ khái.
[nhằm đúng bệnh cơ] dương hư âm thịnh, thủy ẩm nội đình.
[chủ trị] hàn ẩm chứa bên trong, ho đàm nhiều trong lỏng màu trắng, ngực chậm, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền hoạt.
[tổ thành] ma hoàng (ngâm), xuyên ô (tươi), tế tân, thục tiêu, bạch phàn (tươi), nha tạo (khứ bì,nướng rượu), bán hạ khúc, trần đảm tinh, hạnh nhân , cam thảo (tươi) mỗi loại 30g, tử uyển nhung, khoản đông hoa mỗi loại 60g, cộng vi khương trấp điều thần khúc mạt đả hồ vi hoàn.
[phương giải] trong phương thuốc ma hoàng tuyên phế bình suyễn, xuyên ô, thục tiêu, tế tân đều cay nóng khô mạnh, ôn lý khứ hàn; bạch phàn giỏi khứ phong đàm; nha tạo, bán hạ, trần đảm tinh đều táo thấp khứ đàm; hạnh nhân ôn tán tuyên phế, chỉ khái bình suyễn; tử uyển tân tán khổ giáng, hóa đàm chỉ khái; khoản đông hoa cay ấm tuyên phế, hóa đàm bình suyễn; cam thảo điều hòa các vị thuốc. Toàn phương cùng đạt được công dụng tuyên phế hóa đàm, tán hàn địch ẩm, chỉ khái bình suyễn.
[nhằm đúng bệnh cơ] phế khí hư hàn, đàm thấp nội uẩn, tuyên túc thất thường.
[chủ trị] vai bị hàn tà, gặp lạnh thì phát ho suyễn, ngực đầy bí, dựa thở không thể nằm.
(phụ: tam kiến cao phương: thiên hùng, phụ tử, xuyên ô mỗi loại 1 trái, quế tâm, bì quế, quế chi, tế tân, can khương, thục tiêu mỗi loại 60g, các loại trên cắt thành miếng, nấu bỏ cặn, hoàng đan thu cao.
[tổ thành] bạch giới tử 6g, tô tử 9g, lai bặc tử 9g.
[phương giải] trong phương thuốc này bạch giới tử ôn phế lợi khí, ngực nhanh tiêu đàm; tô tử giáng khí hành đàm, chỉ khái bình suyễn; lai bặc tử tiêu thực đạo trệ, hành khí khứ đàm. Hợp dùng các loại cùng đạt được công dụng giáng khí nhanh ngực, hóa đàm tiêu thực.
[nhằm đúng bệnh cơ] ẩm thực đình trệ, thấp tụ sinh đàm, đàm ủng khí trệ, phế thất tuyên giáng.
[chủ trị] ho suyễn đàm nhiều ngực tắc, ăn ít khó tiêu, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoạt.
Tiết 5. Trị phong hóa đàm tễ
Phong có thể sinh đàm, nhưng phong đàm là bệnh có phần trong ngoài; ngoại phong sinh đàm, đa phần do ngoại cảm phong tà, phế khí thất tuyên, đàm trọc nội sinh gây ra, triệu chứng ác phong phát nhiệt, ho đàm nhiều, nên dùng sơ phong hóa đàm pháp trị nó, thường dùng tuyên tán phong tà dược và hóa đàm dược phối hợp; nội phong kèm đàm, đa phần do có đàm trọc, can phong nội động, kèm đàm thượng nhiễu gây ra, triệu chứng đau đầu chóng mặt, hoặc phát động kinh, thậm chí ngất, bất tỉnh nhân sự, nên dùng tức phong hóa đàm pháp trị nó, thường dùng bình can tức phong dược và hóa đàm dược phối hợp.
[tổ thành] toàn hiết (sao) 15g, bạch phụ tử (nướng), nam tinh (chế), bán hạ, toàn phúc hoa, cam cúc hoa, thiên ma, xuyên khung, quất hồng, cương tàm (sao), can khương mỗi loại 30g, tất cả nghiền vụn, sinh khương 250g lấy nước.
[phương giải] trong phương thuốc bạch phụ tử trừ phong đàm, đuổi hàn thấp; nam tinh, bán hạ táo thấp hóa đàm; toàn phúc hoa tiêu đàm hành thủy; quất hồng lý khí tiêu đàm; cương tàm khứ phong hóa đàm; gừng khô ôn phế hóa đàm; toàn hiết khứ phong chỉ kinh (trúng gió); cúc hoa tiêu tán can kinh phong nhiệt; thiên ma bình can tức phong; xuyên khung hành khí điều huyết, táo thấp thăng dương. Các vị thuốc cùng đạt được công dụng thanh can bình can, tức phong hóa đàm.
[nhằm đúng bệnh cơ] can kinh chứa nhiệt lâu ngày, đốt tân thành đàm, dương hóa phong động, phong đàm thượng nhiễu.
[chủ trị] đau đầu chóng mặt do can kinh phong nhiệt kèm đàm thượng nhiễu thanh cung gây ra.
[tổ thành] minh thiên ma, xuyên bối mẫu, khương bán hạ, phục linh (chưng), phục thần (khứ mộc, chưng) mỗi loại 30g, đảm nam tinh (cửu chế), thạch xương bồ (giã nát lấy bột), toàn hiết (bỏ đuôi), cương tàm (rửa nước cam thảo, bỏ miệng, sao) chân hổ phách (nấu nhừ), đăng thảo (nghiền) mỗi loại 15g, trần bì (rửa khứ bạch), viễn chí (khứ tâm, ngâm nước cam thảo) mỗi loại 20g, đan sâm (chưng rượu), mạch đông (khứ tâm) mỗi loại 60g, thần sa (nghiền nhỏ, thủy phi) 9g.
[phương giải] trong phương thuốc này trúc lịch giỏi thanh nhiệt hoạt đàm, trấn kinh (sợ) lợi khiếu, ”trị đàm mê đại nhiệt, phong kinh (co giật) điên cuồng”, phối hợp nước gừng dùng tính ôn của nó mở để giúp hóa đàm lợi khiếu, dùng nam tinh thanh hỏa hóa đàm, trấn kinh định giản, ”chủ trị trúng phong, phong giản, kinh phong”; lấy bán hạ, trần bì, xuyên bối, phục linh, mạch đông khứ đàm giáng nghịch kiêm phòng thương âm; đan sâm, xương bồ khai ứ lợi khiếu; toàn hiết, cương tàm tức phong chỉ kinh (co giật); thiên ma hóa đàm tức phong; thần sa, hổ phách, viễn chí, đăng thảo, phục thần trấn kinh (sợ) ninh thần, công dụng giúp giải kinh (co giật) định giản; cam thảo điều hòa các vị thuốc, cùng đạt được hiệu quả khoát đàm tuyên khiếu.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm diên nội kết, tình chí thất điều, hoặc ăn uống không điều độ, lao lực quá độ, đến mức can phong kèm đàm thượng nghịch, nghẽn bế kinh lạc, tắc trở thanh khiếu.
[chủ trị] đàm nhiệt nội nhiễu, chứng động kinh đột nhiên phát tác, xây xẩm té ngã, bất tỉnh cao hạ, thậm chí co giật, mắt lệch miệng méo, đàm dãi chảy thẳng, la hét, cũng có thể dùng với chứng điên cuồng.
[tổ thành] cát cánh (sao), kinh giới, tử uyển (chưng), bạch bộ, bạch tiền (chưng) mỗi loại 1000g, cam thảo 375g, quất hồng (khứ bạch) 500g.
[phương giải] tử uyển, bạch tiền, bách bộ chỉ khái hóa đàm, trị ho lâu ngày hoặc mới ho đều có thể dùng; dùng cát cánh, quất hồng tuyên giáng phế khí, chỉ khái tiêu đàm; kinh giới khứ phong giải biểu, cam thảo điều hòa các vị thuốc, hai loại phối hợp với cát cánh càng có thể thanh lợi yết hầu. Các loại thuốc hợp dùng cùng đạt được công dụng chỉ khái hóa đàm, sơ phong tuyên phế.
[nhằm đúng bệnh cơ] phong tà phạm phế, đàm tà nội uẩn, phế thất thanh túc.
[chủ trị] phong tà phạm phế, ho họng ngứa, hoặc hơi ghét hàn phát nhiệt, rêu lưỡi mỏng trắng.
Tiết 6. Thanh phế hóa đàm tễ
Nếu phong hàn vây bên ngoài, bên trong uất hóa nhiệt hoặc ôn tà thượng thụ, đầu tiên phạm phế; hoặc ngũ chí hóa đàm, đốt luyện phế kim, phế thất tuyên giáng, không thể thông điều thủy đạo, tân dịch ngưng kết không tan, bị nhiệt nung nấu thành đàm, bèn khiến cho phế thanh hư bị đàm nhiệt lấp tắc, xuất hiện chứng ho suyễn đàm đặc. Điều trị nên thanh nhiệt hóa đàm, tuyên giáng phế khí. Thanh nhiệt để cắt đứt nguồn gốc sinh đàm; tuyên phế để thông điều thủy đạo, nhanh chóng khiến cho tân dịch lưu thông trôi chảy, tự có công hóa đàm, đàm hóa nhiệt thanh thì tính thanh túc của phế có thể phục hồi, các triệu chứng liền khỏi.
Thích hợp dùng cho đàm nhiệt ủng phế chứng, triệu chứng ho suyễn, thổ đàm đặc dính, lưỡi đỏ, rêu dính, mạch hoạt sác.
[tổ thành] ma hoàng (bỏ đốt) 5g, hạnh nhân 9g (bỏ vỏ nhọn), cam thảo (nướng) 6g, thạch cao (bỏ túi vải đập vụn) 18g.
[phương giải] phương thuốc dùng ma hoàng làm thuốc vua, dùng nó tuyên phế tiết nhiệt, thể hiện ý nghĩa ”hỏa uất tiên phát”, nhưng tính nó ấm, cho nên phối hợp với thạch cao cay ngọt đại hàn làm thuốc quan, hơn nữa dùng lượng nhiều với ma hoàng khiến cho tuyên phế mà không trợ nhiệt, thanh phế mà không lưu tà, phế khí túc giáng hữu quyền, ho suyễn có thể dẹp, đây là tương chế vi dụng. Hạnh nhân giáng phế khí, dùng kèm trợ giúp ma hoàng thạch cao thanh phế bình suyễn. Cam thảo nướng vừa có khả năng ích khí hòa trung, vừa cùng thạch cao phối hợp mà sinh tân chỉ khát, càng có khả năng điều hòa giữa hàn ôn tuyên giáng. Nhìn chung toàn phương thuốc đều có công dụng tân lương (làm ấm) tuyên tiết, thanh phế bình suyễn.
[nhằm đúng bệnh cơ] phế nhiệt uất bế.
[chủ trị] ngoại cảm phong tà, thân nhiệt bất giải, khái nghịch khí cấp hoặc mũi đau, hoặc cánh mũi phập phồng, miệng khát, có hoặc không có mồ hôi, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc vàng, mạch hoạt sác.
[tổ thành] ma hoàng 9g, thạch cao 18g, sinh khương 9g, cam thảo 5g, đại táo 5 trái.
[phương giải] trong phương thuốc ma hoàng cay ấm dùng để tuyên phế; thạch cao ngọt lạnh để thanh vị, cam thảo giúp nó, khiến phong thủy từ lỗ chân lông mà ra, lại dùng gừng táo làm sứ giả điều hòa doanh vệ, không cho phát tán quá mức mà hao thương tân dịch. Toàn phương cùng đạt được công dụng phát việt (vượt) tì khí, thông hành tân dịch.
[nhằm đúng bệnh cơ] phế nhiệt bất tuyên.
[chủ trị] phong thủy ác phong, toàn thân phù thủng, mạch phù bất khát, tự hãn xuất, vô đại nhiệt.
[tổ thành] bạch quả (bỏ vỏ, giã vụn, sao vàng) 9g, ma hoàng 9g, tô tử 6g, cam thảo 3g, khoản đông hoa 9g, hạnh nhân 9g, tang bạch bì 9g, hoàng kim 6g, bán hạ 9g.
[phương giải] trong phương thuốc ma hoàng tuyên phế tán tà để bình suyễn, bạch quả gom phế định suyễn và khứ đàm, cùng làm thuốc vua, một tán một thu, có thể tăng cường công dụng bình suyễn, lại có thể phòng tránh mã hoàng hao tán phế khí; tô tử, hạnh nhân, bán hạ, khoản đông hoa giáng khí bình suyễn, chỉ khái khứ đàm, cùng làm thuốc quan; tang bạch bì, hoàng kim thanh tiết phế nhiệt, chỉ khái bình suyễn, cùng làm thuốc trợ giúp; cam thảo điều hòa các vị thuốc, là thuốc sứ giả. Các loại hợp dùng cùng đạt được công dụng tuyên phế giáng khí, khứ đàm bình suyễn.
[nhằm đúng bệnh cơ] phong hàn ngoại thúc (bó), đàm nhiệt nội uẩn.
[chủ trị] ho khò khè, thở gấp, khí cấp, đàm đặc màu vàng, rêu lưỡi vàng dính, mạch hoạt sác.
[tổ thành] hoàng kim 12g, sơn nguy tử 12g, tri mẫu 15g, tang bạch bì 15g, qua lâu nhân 15g, bối mẫu 9g, mạch môn đông 9g, quất hồng 9g, phục linh 9g, cát cánh 9g, cam thảo 3g.
[phương giải] trong phương thuốc này hoàng kim đắng lạnh, chuyên thanh phế nhiệt; tang bạch bì ngọt lạnh, chuyên tả phế thanh nhiệt; nguy tử, tri mẫu thanh nhiệt tả hỏa; mạch môn đông dưỡng âm nhuận phế; cát cánh tuyên phế hóa đàm; quất hồng táo thấp hóa đàm; qua lâu nhân, bối mẫu thanh nhiệt hóa đàm; cam thảo điều hòa các vị thuốc. Các vị thuốc cùng đạt được công dụng thanh phế tả nhiệt, hóa đàm tuyên túc.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm nhiệt ủng phế, tuyên túc thất thường.
[chủ trị] ho khí cấp, đàm đặc màu vàng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác.
[phương giải] phương thuốc dùng việt tì thang làm cơ sở để tuyên tiết phế nhiệt, thêm bán hạ để táo thấp hóa đàm, cùng đạt được công dụng thanh nhiệt tuyên phế, hóa đàm địch ẩm.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm ẩm ủng phế, nhiệt tà uất bế, phế thất tuyên giáng.
[chủ trị] ho khò khè, mắt như rớt ra ngoài, mạch phù đại.
[tổ thành] đảm nam tinh 45g, chế bán hạ 45g, trần bì (khứ bạch) 30g, phục linh 30g, chỉ thực (diện sao) 30g, hạnh nhân (bỏ vỏ nhọn) 30g, qua lâu nhân (bỏ dầu) 30g, hoàng kim 30g.
[phương giải] phương thuốc này là thuốc thông dụng trị đàm hỏa. Khí có khả năng phát hỏa, hỏa có khả năng dịch (sai khiến) đàm. Bán hạ, nam tinh để táo thấp khí; hoàng kim, qua lâu để bình nhiệt khí; trần bì để thuận lý (trong) khí; hạnh nhân để giáng nghịch khí; chỉ thực để phá tích khí; phục linh để hành thủy khí. Thủy thấp hỏa nhiệt các khí đều là gốc sinh khí, cho nên hóa đàm tất lấy thanh khí làm đầu. Các thuốc hợp dùng cùng đạt được công dụng tuyên tiết phế nhiệt, thanh hóa đàm diên.
[nhằm đúng bệnh cơ] hỏa tà đốt tân, đàm khí nội kết.
[chủ trị] ho đàm vàng đặc dày dính, thậm chí hổn hển buồn nôn ói mửa, ngực tắc đầy, hoặc sốt, hoặc trống ngực thình thình, mất ngủ, tiểu tiện ngắn đỏ, lưỡi đỏ rêu vàng dính, mạch hoạt sác.
Tiết 7. Ôn phế hóa ẩm tễ
[Linh Khu- Tà khí tạng phủ bệnh hình] rằng: ”hình hàn ẩm lãnh tắc thương phế”. Hình hàn là chỉ ngoại hàn phạm phế, do biểu nhập lý, đúng như [Tố Vấn- Khái luận] rằng: ”bì mao giả, phế chi hợp dã. Bì mao tiên thụ tà khí, tà khí dĩ tùng kỳ hợp dã”. Hàn tà phạm biểu, do bì mao xâm phạm tấu lý tam tiêu, khiến cho vệ khí vận hành ở tam tiêu vận hành nghịch hành phạm phế, hình thành bệnh lý phế khí uất và bất tuyên, nghịch và bất giáng. Ẩm lãnh là chỉ nội thương sinh lạnh do vị và phế, như [Tố Vấn- Khái luận] cái gọi là: ”kỳ hàn ẩm thực nhập vị, tùng phế mạch thượng chí ư phế tắc phế hàn”. Phế hàn thì tân dịch ngưng tụ, đàm ẩm, thủy thấp cản trở phế hệ, khí thất tuyên giáng, tân bất tứ bố, mỗi khi thấy các triệu chứng nghẹt mũi chảy mũi, giọng nặng trầm, chán ăn họng vướng, đàm nhiều trong loãng, ho thở hổn hển, điều trị nên ôn phế tán hàn hóa đàm địch ẩm.
Thích hợp dùng cho chứng phế hàn đình ẩm, triệu chứng ho thở hổn hển, đàm nhiều trong loãng, lưỡi nhạt rêu trơn, mạch huyền hoạt khẩn.
[tổ thành] ma hoàng 10g, bán hạ 15g, can khương 10g, tế tân 6g, ngũ vị tử 6g, thược dược 10g, cam thảo 10g.
[phương giải] trong phương thuốc này ma hoàng, quế chi là thuốc vua, phát hãn giải biểu, trừ ngoại hàn và tuyên phế khí; gan khương, tế tân là thuốc quan, ôn phế hóa ẩm, kiêm giúp ma hoàng quế chi giải biểu. Nhưng khi phế khí nghịch nhiều, chỉ dùng tân ôn phát tán vừa sợ hao thương chính khí, vừa phải đề phòng ôn táo thương tân, cho nên phối thêm ngũ vị tử để thu gom khí, thược dược dưỡng huyết, đều là dùng trợ giúp; bán hạ khứ đàm hòa vị và tán kết, chích (nướng) cam thảo ích khí hòa trung, vừa có khả năng điều hòa giữa tân (cay) tán và toan (chua) thu, là sứ giả kiêm trợ giúp. Các thuốc tương phối, khiến phong hàn giải, thủy ẩm khứ, phế khí thong thả trở lại, tuyên giáng hữu quyền, các chứng tự khỏi.
[nhằm đúng bệnh cơ] phong hàn khách biểu, thủy ẩm nội đình.
[chủ trị] ác hàn phát nhiệt, không mồ hôi, ho suyễn, đàm nhiều và loãng hoặc đàm ẩm ho suyễn không thể nằm yên, hoặc thân thể đau nhức nặng nề, đầu mặt tứ chi phù thủng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù.
Xạ can 6g, ma hoàng 9g, sinh khương 9g, tế tân 3g, tử uyển 6g, khỏa đông hoa 6g, đại táo 3 trái, bán hạ 9g, ngũ vị tử 3g.
[phương giải] trong toa này xạ can đắng lạnh, thanh phế nhiệt, giáng nghịch hóa đàm; ma hoàng, sinh khương, tế tân ôn phế tán hàn; tử uyển tân tán khổ giáng, giỏi hóa đàm chỉ khái; khoản đông hoa cay ấm, tuyên phế hóa đàm; bán hạ táo thấp hóa đàm; ngủ vị tử thu phế chỉ khái. Toàn phương cùng đạt được công dụng tuyên phế giáng nghịch, tán hàn địch ẩm.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm ẩm uất kết, phế khí thượng nghịch.
[chủ trị] ho khí nghịch, đàm kêu trong họng.
[tổ thành] hậu phác 15g, ma hoàng 9g, thạch cao 24g, hạnh nhân 9g, bán hạ 12g, can khương 10g, tế tân 6g, ngũ vị tử 10g, thược dược 10g, cam thảo 10g.
[phương giải] trong toa này hậu phác hóa đàm giáng khí; ma hoàng, thạch cao tươi, hạnh nhân, cam thảo dùng công dụng thanh tuyên phế khí của ma hạnh thạch cam thang; bán hạ, gừng khô, tế tân ôn hóa đàm ẩm; ngũ vị tử thu gom phế khí, thược dược phối với ma hoàng, gừng khô, cam thảo để điều hòa doanh vệ, cùng đạt được công dụng tuyên phế hóa đàm địch ẩm.
[nhằm đúng bệnh cơ] thủy ẩm nội đình, phế thất tuyên giáng.
[chủ trị] sưng phổi, ho và thượng khí, bực bội mà suyễn, mạch phù.
[tổ thành] phục linh 15g, cam thảo 9g, can khương 9g, tế tân 9g, ngũ vị tử 10g.
[phương giải] trong toa này lấy can khương làm thuốc vua, dùng tính cay nóng của nó, vừa ôn phế tán hàn để hóa đàm, vừa ôn vận tì dương để khứ thấp; tế tân làm thuốc quan, ôn phế tán hàn, trợ giúp can khương tán ẩm của nó ngưng tụ; phục linh kiện tì thẩm thấp, một để hóa đàm đã đình tụ, một để ngăn chặn nguồn gốc sinh đàm; ngũ vị tử thu gom phế khí và chỉ khái; cam thảo hòa trung, điều hòa các thuốc, toàn phương cùng đạt được công dụng ôn phế chỉ khái.
[nhằm đúng bệnh cơ] hàn ẩm đình phế.
[chủ trị] hàn ẩm đình ở phổi gây ra ho, ngực đầy hoặc tim đập mạnh, rêu trắng lưỡi nhạt.
[tổ thành] phục linh 15g, cam thảo 6g, tế tân 6g, can khương 10g, ngũ vị tử 10g, bán hạ 15g.
[phương giải] toa này lấy linh cam ngũ vị khương tân thang làm cơ sở, dùng công dụng ôn phế hóa đàm của nó, thêm bán hạ tăng cường sức táo thấp hóa đàm, hòa vị giáng nghịch. Cùng đạt được hiệu quả ôn phế tán hàn, hóa đàm giáng nghịch.
[nhằm đúng bệnh cơ] phế hàn đình ẩm.
[chủ trị] bị ho, ngực đầy, tim đập mạnh, xây xẩm ói mửa do phế hàn đình ẩm gây ra.
Tiết 8. Kiện tì khứ đàm tễ
Sự hình thành của đàm ẩm đều có liên quan đến chức năng thất điều của phế, tì, thận, tam tiêu. Đàm ẩm đình đọng tuy đều có liên quan đến phế, tì, thận, tam tiêu nhưng liên quan mật thiết nhất với tì. Nói chung dạ dày là biển của thủy cốc, ”ẩm nhập ư vị, du dật tinh khí, thượng thâu (chuyển) ư tì, tì khí tán tinh, thượng qui ư phế, thông điều thủy đạo, hạ thâu bàng quang, thủy tinh tứ bố”. Cho nên tì vị là trung tâm của chuyển hóa thủy dịch. Nếu tì vị không khỏe, chức năng vận hóa trở ngại, thủy thấp đình tụ thì thành đàm thành ẩm; điều trị nên kiện tì lợi thấp, khứ đàm địch ẩm.
Thích hợp dùng cho các chứng đàm ẩm do tì hư thất vận, thủy dịch tồn đọng gây ra.
[tổ thành] quất hồng 15g, bán hạ 15g, phục linh 15g, cam thảo 3g.
[phương giải] toa thuốc này lấy trị thấp đàm làm chủ. Trong toa bán hạ tính cay ấm làm khô, giỏi táo thấp hóa đàm còn có thể giáng nghịch hòa vị và chỉ ẩu; quất hồng lý khí táo thấp, khiến khí thuận và đàm tiêu; kèm phục linh kiện tì thẩm thấp, khiến thấp khứ tì vượng, đàm không có lý do sinh ra; gừng tươi giáng nghịch hóa ẩm, vừa khống chế độc của bán hạ. Toàn phương thuốc cùng đạt được công dụng lý khí kiện tì, táo thấp khứ đàm.
[nhằm đúng bệnh cơ] tì bất vận thấp, thấp đàm gây bệnh.
[chủ trị] ho đàm nhiều, ngực sưng đầy, buồn nôn ói mửa, tim đập mạnh chóng mặt xây xẩm.
[tổ thành] trần bì 12g, bán hạ 15g, phục linh 15g, cam thảo 3g, thương truật 12g, bạch truật 12g.
[phương giải] toa này lấy nhị trần thang làm cơ sở, dùng công dụng táo thấp vận tì của nó, thêm nhị truật nhằm tăng cường khả năng kiện tì hóa thấp.
[nhằm đúng bệnh cơ] tì bất vận thấp, thấp đàm gây bệnh.
[chủ trị] các triệu chứng tì hư đàm thấp bất vận, ói mửa nước trong.
[tổ thành] nhân sâm 10g, bạch truật 10g, can khương 12g, cam thảo 3g, chế bán hạ 15g, phục linh 15g.
[phương giải] toa này lấy lý trung thang làm cơ sở, dùng công dụng ôn trung kiện tì của nó, thêm chế bán hạ táo thấp hóa đàm, thêm phục linh thẩm lợi thủy thấp, cùng đạt được công dụng ích khí kiện tì, ôn hóa đàm diên.
[nhằm đúng bệnh cơ] tì vị dương hư, đàm ẩm nội đình.
[chủ trị] các chứng ăn ít tiện lỏng, ói mửa nước trong, ho nhổ đàm loãng rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm trì do tì vị dương hư, đàm ẩm nội đình gây ra.
[tổ thành] trần bì 10g, bán hạ 12g, phục linh 15g, cam thảo 3g, quế chi 10g, phụ tử 15g, bạch truật 10g.
[phương giải] trong toa này lấy nhị trần thang táo thấp vận tì, thêm quế chi và bạch truật, phục linh tương phối, dùng ngũ linh tán thông dương hóa khí và lợi thủy, thêm phụ tử làm ấm dương của tì thận. Các vị thuốc cùng đạt được công dụng kiện tì trừ thấp, ôn dương lợi thủy.
[nhằm đúng bệnh cơ] tì thận dương hư, thủy ẩm nội đình.
[chủ trị] tì thận hư hàn, đàm thủy nổi lên, đàm trong loãng như nước, mạch huyền, tiểu tiện bất lợi.
[tổ thành] bán hạ 9g, quất hồng 6g, phục linh 6g, bạch truật 15g, thiên ma 6g, cam thảo 4g.
[phương giải] trong toa này dùng bán hạ táo thấp hóa đàm, giáng nghịch chỉ ẩu; dùng thiên ma hóa đàm tức phong và dừng chóng mặt, hai loại hợp dùng, là thuốc chuyên trị phong đàm xây xẩm đau đầu; dùng bạch truật làm thuốc quan, kiện tì táo thấp; dùng phục linh đạm thẩm lợi thấp, cùng bạch truật tương hợp để trị gốc của đàm; quất hồng lý khí hóa đàm; khương, táo điều hòa tì vị; cam thảo điều hòa các vị thuốc. Các vị thuốc cùng đạt được công dụng kiện tì trừ thấp, hóa đàm tức phong.
[nhằm đúng bệnh cơ] tì bất vận thấp, phong đàm gây bệnh.
[chủ trị] các triệu chứng do phong đàm thượng nghịch gây ra như xây xẩm, đau đầu, choáng váng, ngực bí nôn ói, đàm nhiều, rêu lưỡi trắng trơn dính, mạch huyền hoạt.
[tổ thành] chế bán hạ 500g, đảm nam tinh 500g, thần khúc 30g, hạnh nhân 30g, trần bì 30g, lai bặc tử 30g, cát căn 30g, sơn tra nhục 30g, thanh bì 30g, tô tử 30g, hương phụ 30g, mạch nha 30g.
[phương giải] trong toa này dùng bán hạ, nam tinh để táo thấp; dùng tô tử, lai bặc tử, hạnh nhân để giáng khí; dùng thanh bì, trần bì, hương phụ để đạo trệ; dùng cát căn, thần khúc để giải rượu; dùng sơn tra, mạch nha để hóa thấp tiêu thực. Các vị thuốc cùng đạt được công hiệu hóa đàm tiêu thực, thuận khí khoan trung.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm khí giao trở, ẩm thực đình trệ, khí cơ bất lợi.
[chủ trị] các chứng thức ăn tích tụ sinh đàm, ngực sưng bí.
[tổ thành] khương chế bán hạ 60g, phục linh 30g, chỉ xác 15g, phong hóa phác tiêu 8g.
[phương giải] trong toa này bán hạ táo thấp hóa đàm, phục linh kiện tì thẩm thấp, 2 loại tương hợp, vừa tiêu đàm đã hình thành vừa tuyệt đường sinh đàm, kèm chỉ xác lý khí khoan trung, khiến đàm theo khí hành; phong hóa tiêu làm mềm kiên nhuận hạ, khiến đàm kết cục dễ tiêu; dùng nước gừng khống chế độc của bán hạ. Các thuốc hợp dùng đều có công dụng táo thấp đạo đàm.
[nhằm đúng bệnh cơ] tì bất vận thấp, đàm trọc nội trở.
[chủ trị] đàm đình trong quản, hai tay đau mỏi rã rời, mạch trầm và tế hoạt, cũng dùng trị bệnh xây xẩm và điên do đàm trọc nội trở gây ra.
[tổ thành] trần bì 10g, bán hạ 15g, phục linh 15g, cam thảo 3g, nam tinh 12g, xuân căn bì 30g, xa tiền tử 10g, ngân hạnh 10g, huỳnh bá10g.
[phương giải] trong toa dùng nhị trần thang vận tì táo thấp; thêm nam tinh táo thấp hóa đàm; thêm xuân căn bì thanh nhiệt táo thấp, sáp (rít) liễm (gom) chỉ đái (khí hư); thêm ngân hạnh hóa đàm, phân thanh biệt trọc và chỉ đái; xa tiền tử thanh nhiệt lợi thấp; thêm huỳnh bá giỏi thanh hạ tiêu thấp nhiệt. Các vị thuốc cùng đạt được công dụng kiện tì trừ thấp, thanh nhiệt chỉ đái.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm thấp hạ chú (rót).
[chủ trị] đàm thấp hạ chú gây ra bạch đái đặc dính, ngực bí tràn ác, đàm nhiều, rêu lưỡi bẩn dính, mạch nhu.
[tổ thành] đương qui 6g, xuyên khung 3g, phục linh 10g, trần bì 10g, bán hạ 10g, cam thảo 3g.
[phương giải] toa dùng nhị trần thang vận tì trừ thấp; thêm đương qui, xuyên khung hoạt huyết điều trung.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm thấp trở trệ, tràn lan bất điều.
[chủ trị] sau kỳ kinh, kinh màu nhạt và đặc dính, bạch đái rất nhiều, lưỡi nhạt rêu trắng dính.
[tổ thành] nhân sâm 10g, bạch truật 12g, phục linh 15g, chích cam thảo 6g, trần bì 10g, bán hạ 12g, khương trấp sao huỳnh liên 9g.
[phương giải] toa dùng lục quân tử thang ích khí kiện tì, khứ thấp hóa đàm; thêm huỳnh liên để thanh táo thấp. Các vị thuốc cùng đạt được công dụng bổ tì khứ đàm, thanh nhiệt táo thấp.
[nhằm đúng bệnh cơ] tì hư bất vận, đàm đình vị quản.
[chủ trị] vị nhược tì cường, đói không muốn ăn, thêm ngô thù du có thể trị cồn cào như đói, ăn vào thì cồn cào tạm dừng, dừng và không phục tác, hỏa thịnh gây đau mỏi.
Tiết 9. Thanh tâm địch đàm tễ
Cấp tính nhiệt bệnh giai đoạn nguy trọng do nhiệt tà nội hãm, đốt tân thành đàm; đàm nhiệt che lấp màng tim, thần cơ bế trở vì thế mà thần hôn mê sảng, kèm thân nóng, bực bội, lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng, mạch sác. Trị liệu mấu chốt đầu tiên ở thanh nhiệt, nhiệt tà trừ thì có thể ngăn chặn nguyên nhân sinh đàm, khiến cho thần không bị nhiễu, đồng thời cần phải địch trừ đàm tà, tàm tà trừ thì cơ khiếu được mở, thần minh tuyên đạt, thần chí 庶có thể thanh tỉnh.
Phương pháp này dùng cho cấp tính nhiệt bệnh giai đoạn nguy trọng, triệu chứng lấy thần hôn mê sảng làm chủ, kèm thân nóng, bực bội, lưỡi đỏ sẫm rêu vàng, mạch sác.
[tổ thành] ngưu hoàng 30g, hoàng kim 30g, huỳnh liên 30g, sơn nguy tử 30g, hùng hoàng 30g, chu sa 30g, uất kim 30g, băng phiến 8g, xạ hương 8g, trân châu 15g.
[phương giải] trong toa này ngưu hoàng thanh tâm giải độc, khoát đàm khai khiếu; xạ hương khai khiếu tỉnh thần, cùng là thuốc vua. Thuốc quan là tê giác thanh tâm lương huyết giải độc; huỳnh liên, hoàng kim, sơn nguy thanh nhiệt tả hỏa giải độc, trợ giúp ngưu hoàng để thanh hỏa màng tim; băng phiến, uất kim hương thơm trừ uế, thông khiếu khai bế, để tăng cường công hiệu khai khiếu tỉnh thần của xạ hương; kèm châu sa, trân châu trấn tâm an thần để trừ bực bội bất an; hùng hoàng giúp ngưu hoàng khoát đàm giải độc; mật ong hòa vị điều trung, là thuốc sứ giả. Dùng vàng bạc làm áo cũng là tăng cường trọng trấn an thần. Toàn phương cùng đạt được công dụng thanh nhiệt giải độc, khoát đàm khai khiếu.
[nhằm đúng bệnh cơ] nhiệt nhập tâm bao, thần hôn khiếu bế.
[chủ trị] các chứng thần hôn mê sảng, thân nóng, bực bội bất an do ôn tà nội hãm, nhiệt nhập tâm bao gây ra. Kiêm trị các chứng trúng gió, ngất, trúng ác, động kinh, người lớn trẻ em trúng gió ngất do nhiệt.
[tổ thành] ô tê giác 30g, đại mội tiết (mạt đồi mồi) 30g, hổ phách (nghiền) 30g, chu sa (nghiền phi) 30g, hùng hoàng (nghiền phi) 30g, băng phiến (nghiền) 3g, xạ hương 3g, ngưu hoàng (nghiền) 15g, an tức hương (nghiền) 45g, kim bạc 50 tờ (nửa làm áo, nửa vào thuốc), ngân bạc (nghiền) 50 tờ.
[phương giải] trong toa xạ hương hợp cùng băng phiến, an tức hương để hương thơm khai khiếu, trừ uế hóa trọc, ba loại tương phối công dụng khai khiếu là nhất hạng; tê giác, ngưu hoàng, đồi mồi thanh nhiệt giải độc, trong đó ngưu hoàng còn có khả năng hóa đàm trấn kinh; châu sa, hổ phách trấn tâm an thần; hùng hoàng khoát đàm giải độc; kim bạc, ngân bạc và châu sa, hổ phách đồng dùng, để tăng cường công hiệu trọng trấn an thần. Toàn phương cùng đạt được công dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đàm khai khiếu.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm nhiệt nội bế.
[chủ trị] trúng nắng, trúng ác, trúng phong cùng ôn bệnh đàm tà nội bế thần hôn mê sảng, thân nhiệt phiền táo, đàm thịnh khí thô, lưỡi đỏ rêu vàng, cùng với các chứng trẻ em động kinh, cấp kinh tâm nhiệt, trúng gió độc , mất ngủ, bực bội, phong diên co quắp.
[tổ thành] ngưu hoàng (nghiền) 36g, kim bạc 1200g (trong đó 400g làm áo), xạ hương (nghiền) 30g, tê giác mạt 60g, hùng hoàng (nghiền phi) 24g, long não (nghiền) 30g, linh dương giác mạt 30g, bồ hoàng (sao) 75g.
[phương giải] trong toa ngưu hoàng thanh tâm khai khiếu, khoát đàm định kinh (sợ); xạ hương trừ uế hóa trọc; tê giác thanh nhiệt định kinh, lương (mát) huyết giải độc; hùng hoàng táo thấp trừ uế; long não khai khiếu hồi tô (tỉnh lại), sừng linh dương bình can tức (dập) phong; bồ hoàng nhập thủ quyết âm tâm kinh, là huyết phận yếu dược. Các thuốc hợp dùng cùng đạt được công dụng thanh cung lương huyết, khai khiếu tỉnh thần.
[nhằm đúng bệnh cơ] nhiệt hãm tâm bao.
[chủ trị] tâm khí bất túc, thần chí bất định, hoảng sợ, đau buồn thảm thiết, hư phiền ít ngủ, buồn vui vô cớ hoặc phát điên cuồng, tinh thần hỗn loạn.
[tổ thành] tây ngưu hoàng 3g, xạ hương 3g, trân châu 3g, mai phiến 3g, băng sa (hàn the) 3g, minh hùng hoàng (rửa sạch) 24g, hỏa tiêu 1g, phi kim 20 tờ.
[phương giải] trong toa xạ hương, băng phiến hương thơm khai khiếu, hành khí trừ uế, giỏi về chỉ thống; ngưu hoàng thanh tâm khoát đàm; tiêu thạch tả nhiệt phá kết; băng sa thanh nhiệt giải độc; hùng hoàng trừ uế giải độc, trân châu trọng trấn an thần. Các thuốc cùng đạt được công dụng thanh nhiệt giải độc, khoát đàm khai khiếu.
[nhằm đúng bệnh cơ] uế trọc phạm thẳng bao lạc.
[chủ trị] các chứng hoắc loạn sa trương và nắng nóng uế ác các tà phạm thẳng bao lạc, chóng mặt xây xẩm, bất tỉnh nhân sự, nguy cấp. Đồng thời trị miệng lở họng đau, nhỏ mắt trừ phong nhiệt che lấp, rửa mũi có thể phòng ôn dịch.
[tổ thành] tây bán hoàng 0.6g, thiên trúc hoàng 6g, đoạn thanh mông thạch 6g, chế bán hạ 6g, huỳnh liên 6g, đảm tinh 6g, xuyên bối 6g, hồ liên 6g, phi châu sa 6g, cửu tiết xương bồ 10g, châu phấn 1.5g, xạ hương 0.6g.
Mỗi loại nghiền vụn sạch hòa đều, dùng câu đằng, bạc hà mỗi loại 6g, nấu thang bỏ cặn, thêm mật ong 15g, luyện chín nhừ thành hoàn, phân thành 100 viên, mỗi sáp 5 viên hoặc dùng 2 viên nghiền vụn dán rốn.
[phương giải] trong toa ngưu hoàng thanh nhiệt giải độc, khoát đàm khai khiếu, tức phong định kinh (sợ); xạ hương hương thơm khai khiếu; xuyên bối mẫu, thiên trúc hoàng, đảm nam tinh, pháp bán hạ thanh nhiệt hóa đàm, 6 loại thuốc trên tương phối thì sức thanh nhiệt khai khiếu, khoát đàm càng tăng cường. Câu đằng, thiên ma, toàn yết, cương tàm tức phong trấn kinh (co gân); châu sa trọng trấn an thần, đồng thời trợ giúp ngưu hoàng để thanh tâm định kinh (sợ); dùng thêm đại hoàng thanh nhiệt tả hỏa, tiêu tích đạo trệ, khiến đàm nhiệt từ tràng phủ mà giải; chỉ xác, mộc hương, trần bì, trầm hương, bạch đậu khấu, đàn hương điều lý khí cơ, khiến khí sướng đàm tiêu, đàm nhiệt không gây nội sinh; cam thảo điều hòa các vị thuốc, cùng đạt được công dụng thanh nhiệt hóa đàm, khai khiếu định kinh (sợ).
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm nhiệt trở khiếu.
[chủ trị] tiểu nhi hoảng sợ, đàm nhiệt che lấp, thần hôn khí suyễn, buồn bực phát nhiệt.
[tổ thành] thiên trúc hoàng 30g, hùng hoàng (nghiền nước) 15g, thần sa (biệt nghiền) 15g, xạ hương (biệt nghiền) 15g, trần đảm tinh 120g, cùng làm thành bột nhuyễn, nấu cam thảo hòa thành hoàn như phân thỏ lớn.
[phương giải] trong toa thiên trúc hoàng thanh nhiệt khoát đàm; hùng hoàng trừ uế giải độc; thần sa trấn tâm an thần; xạ hương hương thơm khai khiếu; đảm tinh hóa đàm định kinh (sợ). Các vị thuốc cùng đạt được công dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đàm khai khiếu, định kinh an thần.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm nhiệt nội ủng, nhiệt cực sinh phong.
[chủ trị] tiểu nhi hoảng sợ, đàm nhiệt nội ủng, thân nhiệt thần hôn, hô hấp khí thô, giật mình ngất xỉu, tứ chi co rút.
[tổ thành] đinh hương 9g, mộc hương 9g, nhũ hương 9g, xạ hương 9g, kinh tam lăng (sao) 9g, quảng mậu (sao) 9g, hắc khiên ngưu (sao nhẹ) 9g, huỳnh liên 9g, lôi hoàn (sao) 9g, hạc sắt (chấy) 9g, hồ hoàng liên 9g, hoàng kim 9g, đại hoàng (sấy) 9g, trần bì 9g, thanh bì 9g, hùng hoàng 9g, hùng đảm 9g, cam thảo (nướng) 9g, xích tiểu đậu (nấu) 360 hạt, bạch đinh hương (thẳng nhọn) 360 cái, khinh phấn 12g, ba đậu 7 hạt.
23 vị trên làm bột nhuyễn, xích tiểu đậu nấu nhừ nghiền nát, dùng kiều mạch đánh hồ, hòa thành 11 hoàn, chu sa làm áo, phơi khô dưới bóng râm.
[phương giải] trong toa đinh hương tân tán khổ giáng, ôn trung giáng ngịch; quảng mộc hương tân (cay) tán hành khí; trầm hương hóa đàm giáng nghịch; nhũ hương hành khí hoạt huyết; xạ hương trừ uế hóa trọc. Các hương liên dụng để đạt sức tỉnh tì hóa trọc, khai khiếu hồi tô (tỉnh lại). Tam lăng khổ bình tiết giáng, phá huyết tiêu tích; hắc khiên ngưu khứ đàm trục ẩm; huỳnh liên khổ hàn táo thấp; lôi hoàn trục phong; hạc sắt khứ đàm thanh nhiệt; quảng mậu (tức nga truật) tính cay đắng làm ấm, hoạt huyết phá ứ, hành khí tiêu tích; hồ huỳnh liên thanh nhiệt táo thấp; hoàng kim thanh nhiệt tả hỏa; đại hoàng khổ hàn thế giáng, rửa vị tràng tích nhiệt; trần bì lý khí kiện tì, táo thấp hóa đàm; thanh bì sơ can phá khí, tán tích hóa trệ; hùng hoàng táo thấp trừ uế; hùng đảm thanh tâm bình can; xích tiểu đậu thanh nhiệt giải độc, thông lợi thủy đạo; khinh phấn tả hạ trục thủy; ba đậu trục thủy khứ đàm; cam thảo điều hòa các vị thuốc, cùng đạt được công dụng lý khí giải uất, thanh tâm khai khiếu.
[nhằm đúng bệnh cơ] khí uất đàm trở, thanh khiếu bị che.
[chủ trị] Rối loạn tâm thần.
Tiết 10. Địch đàm tuyên khiếu tễ
Chức năng ngũ tạng thất điều, tân dịch ngưng tụ, biến sinh đàm thấp, cản trở thanh khiếu, che lấp thần minh, có thể dẫn đến thần chí dị thường. Nếu đàm trở cơ khiếu, có thể gây ra các chứng đàm trung, đàm quyết, động kinh, ngờ nghệch, tính khí thất thường, triệu chứng thần chí dị thường (hoặc bỗng nhiên té ngã, hôn mê, hoặc cuối ngày không nói, không ăn uống, chợt ca chợt hát, chợt buồn chợt khóc, hoặc nói xằng làm bậy, trèo tường lên tầng, lên cao mà hát, vứt áo mà chạy, mắng chửi không cần biết thân sơ) kèm đàm diên ủng thịnh, trong họng đàm kêu, rêu lưỡi vàng dính; điều trị chứng này, phương pháp nên rửa đàm trọc, khiến đàm trọc rửa trừ, cơ khiếu không bị cản trở, thần minh không bị che lấp thì tinh thần ý thức sẽ tỉnh lại, lý trí sẽ phục hồi; phương thuốc như địch đàm thang, quyên (trừ) ẩm lục thần thanh, bạch phàn tán, bạch kim hoàn, biến thông thập vị ôn đảm thang, thần thụ (trao) đan, hi diên tán, thông quan tán có thể gia giảm ứng dụng. Bệnh thấp nhiệt trở khiếu, ngoài các chứng thần chí dị thường như điên cuồng, ngờ nghệch,thần hôn không nói ra, còn kèm nhem nhuốc, rêu lưỡi vàng dày dính; điều trị, hoặc thanh nhiệt trừ thấp, hoặc tả nhiệt trục thủy; phương thuốc như nhân sâm tả tâm thang, tam hương thang, gia vị cam lộ tiêu độc đan, khống diên đan đều có thể tùy chứng chọn dùng. Bệnh hàn ẩm trở khiếu, đa phần do dương hư không thể hóa khí, thủy ẩm nội đình gây ra, triệu chứng ngoài thần chí dị thường ra còn thấy sắc mặt trắng xanh hoặc đen xạm, lưỡi nhạt mập có vết răng, hoặc kèm các chứng dương hư khác; điều trị nên hóa khí hành thủy; phương thuốc như ngũ linh tán, chân vũ thang.
Phương pháp này dùng cho các bệnh đàm trung, đàm quyết, động kinh, ngờ nghệch, tính khí thất thường của chứng thần chí dị thường do đàm thấp trở khiếu gây ra.
[tổ thành] trần bì 9g, bán hạ 15g, phục linh 12g, cam thảo 3g, chị thực 9g, trúc như 15g, đảm tinh 12g, xương bồ 30g, nhân sâm 19g.
[phương giải] dùng nhân sâm, phục linh, cam thảo bổ ích tâm tì và tả hỏa; trần bì, nam tinh, bán hạ lợi khí táo thấp và khứ đàm; xương bồ khai khiếu thông tâm; chỉ thực phá đàm lợi cách (mạng ngực); trúc như thanh táo khai uất, cùng đạt được công dụng thanh nhiệt giáng hỏa, địch đàm khai khiếu.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm trở thanh khiếu.
[chủ trị] trúng phong, đàm trở thanh khiếu, đột nhiên té ngã, hôn mê, lưỡi cứng không nói, trong họng đàm kêu, miệng thổ nước dãi, rêu trắng dính, mạch trầm hoạt.
[tổ thành] bán hạ khúc 15g, quất hồng 9g, phục thần 9g, đảm nam tinh 6g, toàn phúc hoa 9g, thạch xương bồ 10g.
[phương giải] trong toa dùng bán hạ, quất hồng táo thấp hóa đàm; phục thần lợi thủy thẩm đàm, kiêm có thể an thần; đảm nam tinh thanh nhiệt hóa đàm định kinh; toàn phúc hoa hóa đàm giáng nghịch; thạch xương bồ hóa đàm khai khiếu; cùng đạt được công dụng địch đàm hóa trọc, khai khiếu an thần.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm trọc trở khiếu.
[chủ trị] sản hậu đàm mê thần hôn, mê sảng như điên, thậm chí bán thân bất toại, miệng méo mắt lệch.
[tổ thành] sinh bạch phàn 60g, sinh khương 30g.
[phương giải] bạch phàn giỏi khứ phong đàm; phối với gừng tươi vị cay tuyên tán, ông phế hóa đàm; cùng đạt được công dụng địch đàm khai khiếu.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm trọc trở khiếu.
[chủ trị] mới trúng phong, mất tiếng không nói, hôn mê.
[tổ thành] chân uất kim 210g, minh phàn 90g.
[phương giải] bạch phàn chua mặn, có thể làm mềm ngoan đàm; uất kim cay đắng, có khả năng hành khí giải uất, hoạt huyết hành ứ; cùng đạt được công dụng địch đàm khai uất.
[nhằm đúng bệnh cơ] khí uất đàm ngưng.
[chủ trị] điên cuồng
[tổ thành] quất lạc 9g, phục thần 15g, bán hạ 12g, cam thảo 3g, chỉ thực 6g, sinh địa 15g, táo nhân 15g, sinh viễn chí 6g, thạch xương bồ 10g, trúc lịch 3 thìa (xung).
[phương giải] toa này lấy nhị trần thang làm cơ sở, dùng công hiệu táo tháp hóa đàm của nó. Còn chỉ thực tả đàm trừ bĩ, phá khí tiêu tích; sinh địa thanh nhiệt giáng hỏa; toan táo nhân dưỡng can ninh thần; viễn chí ninh tâm an thần; xương bồ hóa đàm thanh trọc, tuyên tâm khiếu; trúc lịch thanh nhiệt hóa đàm, kiêm có thể trấn kinh (sợ) trừ phiền; cùng đạt được công dụng địch đàm khai khiếu, ninh tâm an thần.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm trọc trở khiếu.
[chủ trị] tinh thần ngờ nghệch, vui buồn bất chợt, khóc cười vô thường, hoảng sợ mất ngủ.
[tổ thành] long não 1g, xạ hương 1g, thần sa 3g, toàn hiết (khứ độc) 4 con, ba đậu (không khứ dầu), khinh phấn 1g, đạm đậu thị (ngâm nước nóng bỏ vỏ) 50 hạt.
[phương giải] trong toa long não tân tán hương thơm, xạ hương trừ uế hóa trọc, 2 loại tương phối giỏi khai khiếu hồi tô; thần sa thanh tâm khoát đàm, định kinh an thần; toàn hiết tức phong giải kinh (trúng gió), sưu phong hóa đàm; ba đậu phối với khinh phấn, khứ đàm trục ẩm, tả trọc; đạm đậu thị thanh nhiệt trừ phiền. Các vị thuốc cùng đạt được công dụng địch đàm tả trọc, thanh tâm khai khiếu, hồi tô tỉnh thần.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm trọc trở khiếu.
[chủ trị] giản chứng (động kinh)
[tổ thành] tru nha tạo giác, tế tân; nghiền thành bột, hòa đều, thổi một ít vào mũi để hắt hơi.
[phương giải] trong toa tru nha tạo giác tân tán khắp nơi, giỏi khứ đàm khai khiếu; tế tân tân tán ôn thông, mùi thơm thông khiếu, 2 loại hợp dùng cùng đạt được công dụng khai khiếu thông bế.
[chủ trị] đột ngột nghẹt thở, bất tỉnh nhân sự, đàm diên ủng thịnh, bí đái.
[tổ thành] đại hoàng 12g, hoàng kim 12g, mông thạch (thêm hỏa tiêu luyện) 15g, trầm hương 3g., mỗi lần dùng 10g, ôn khai thủy tống phục.
[phương giải] trong toa mông thạch tính mạnh, giỏi đánh đàm tích chứa ẩn nấp lâu ngày; đại hoàng quét nhiệt khứ thực, để mở đường đi xuống; hoàng kim tả phế lương (mát) tâm, để bình hỏa vượt lên trên; trầm hương tốc giáng hạ khí, cũng là hợp lẽ trị đàm tất trước tiên thuận khí. Bốn loại thuốc tương hợp, sức đánh đuổi đi xuống khá mạnh, là tễ thuốc hay đánh đuổi thực nhiệt lão đàm.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm hỏa gây bệnh.
[chủ trị] thực nhiệt lão đàm, phát là điên cuồng, hoảng sợ, hôn mê hoặc ho suyễn đàm đặc, hoặc ngực tắc bí, xây xẩm đàm nhiều, đại tiện táo bón, mạch hoạt sác hữu lực.
[tổ thành] nhân sâm 6g, can khương 6g, huỳnh liên 5g, hoàng kim 5g, chỉ thực 3g, sinh bạch thược 6g.
[phương giải] trong toa huỳnh liên, hoàng kim làm tả tâm thang với ý thanh tâm tả nhiệt; thêm gừng khô phối hợp 2 vị đắng của huỳnh liênvà hoàng kim, có tác dụng tân khai khổ giáng; thêm nhân sâm ích khí dưỡng tâm; thêm chỉ thực tả nhiệt tiêu bĩ; thêm tính chua gom của bạch thượt, một là nhu (mềm) can hoãn cấp, hai là phòng phá khí thái quá; các vị thuốc cùng đạt được công dụng bổ ích tâm khí, thanh tả tâm nhiệt.
[nhằm đúng bệnh cơ] thấp nhiệt nội hãm, cơ khiếu bất linh.
[chủ trị] thấp nhiệt thượng tiêu chưa thanh, lý hư nội hãm, thần thức mông muội, lưỡi trơn mạch hoãn.
[tổ thành] hoắc hương 10g, bạch khấu nhân 10g, thạch xương bồ 30g, bạc hà 10g, xuyên bối 10g, liên kiều 15g, xạ can 10g, hoàng kim 15g, nhân trần 30g, hoạt thạch 20g, mộc thông 10g, đại thanh diệp 30g, bản lam căn 30g, ma hoàng 5g.
[phương giải] toa này lấy cam lộ tiêu thanh đan làm cơ sở, dùng nó với ý lợi thấp hóa trọc, thanh nhiệt giải độc; thêm ma hoàng tuyên phế hóa thấp; thêm đại thanh diệp tăng cường sức thanh nhiệt giải độc. Toàn phương cùng đạt được công dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hóa trọc, khai khiếu tỉnh thần.
[nhằm đúng bệnh cơ] thấp nhiệt nội hãm, tế trở thanh khiếu.
[chủ trị] nắng ấm nhiệt nhập tâm bao, thần hôn mê sảng, phát nhiệt ban đêm nhiều, lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng dính, mạch nhu sác.
Tiết 11. Khoát đàm ninh tâm tễ
Tâm chủ doanh huyết, tì chủ khí dịch, khí huyết tân dịch phát sinh bệnh biến, đều có thể xuất hiện tâm tì đồng bệnh, mà đàm ẩm tích ở tim là biểu hiện chủ yếu của tâm tì đồng bệnh. Tì chủ vận hóa thủy thấp, nếu tì bị thấp khốn, thấp tụ thành đàm, đàm theo khí thăng, lên tích ở tim, có thể gây ti đập mạnh; nếu tì thấp sinh đàm, cản trở ở thiếu dương tam tiêu, chướng ngại đường vệ khí xuất nhập, khiến vệ khí không thể vào âm phận, âm không dưỡng dương thì dẫn đến mất ngủ; nếu đàm thấp cản trở ở bao lạc, hung dương tê liệt không thông, có thể gây ngực bí thắt đau; nếu tì vận bất kiện, thấp tụ thành đàm, đàm trọc thượng nghịch, trong đầu khí loạn, mạch đạo bế tắc, thanh khiếu bất thông thì gây bệnh động kinh, té ngã bất tỉnh nhân sự; nếu đàm trọc cản trở ở tâm tì nhị kinh, ngăn cản khí huyết có thể gây lưỡi cứng thẳng nói khó. Bệnh vị của các chứng nói trên tuy ở tim, nhưng bệnh cơ lại do tì thấp sinh đàm, đàm ẩm tích ở tim mà gây ra. Trị liệu đầu tiên nên vận tì trừ thấp khứ đàm, kèm với ích tâm khí, hành khí huyết, khai tâm khiếu, ninh tâm thần, để thể hiện tâm tì đồng trị.
Phương pháp này thích hợp dùng cho tì thấp bất vận, đàm uất khí thăng, lên tích ở tim mà gây ra các chứng tim đập mạnh, mất ngủ, ngực bí, động kinh, lưỡi cứng nói khó.
[tổ thành] bán hạ 15-30g, thuật mễ (nếp) 30-60g.
[phương giải] trong toa bán hạ cay ấm, giỏi táo thấp hóa đàm; thuật mễ ngọt lạnh, ích âm khí, khứ hàn nhiệt, lợi đại tràng; hai thang tương phối đều có công dụng khứ đàm tiết trọc, giao thông âm dương.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm diên trung trở, tì vị vận hóa bất cập.
[chủ trị] đàm diên trung trở, tì vị vận hóa bất cập, thăng giáng thất điều gây ra chứng mất ngủ.
[tổ thành] bán hạ 150g, bạch phàn 90g, chu sa 90g, hoàng đan 60g.
[phương giải] trong toa bán hạ táo thấp hóa đàm; bạch phàn giỏi khứ phong đàm; chu sa thanh nhiệt khoát đàm, an thần định kinh; hoàng đan chất trọng tính trầm có khả năng trụy đàm khứ khiếp (sợ), thu thần trấn kinh (sợ). Toàn phương cùng đạt được công dụng khoát đàm khai khiếu, ninh tâm an thần.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm trở tâm bao.
[chủ trị] đàm tích bất tán, xông lên tâm bao gây chứng kinh phong.
[tổ thành] sinh khương 15g, bạch truật 15g, phục linh 15g, bán hạ khúc 15g, nhục quế 3g, chích cam thảo 3g.
[phương giải] trong toa bạch truật kiện tì vận thấp; phục linh đàm thẩm lợi thấp; bán hạ táo thấp hóa đàm; chích cam thảo ích khí phù chính; sinh khương ôn hóa thủy ẩm; nhục quế ôn dương hóa khí. Các vị thuốc cùng đạt được công dụng vận tì trừ thấp, hóa khí hành thủy.
[nhằm đúng bệnh cơ] đàm thủy tích tim.
[chủ trị] tì thấp đàm đình, lên tích ở tim mà gây chứng tim hồi hộp.
Chương 8. Những vị thuốc trị đàm thường dùng
Tiết 1. Ôn hóa hàn đàm
Loại thuốc này tính ôn táo, thích hợp dùng cho:
Để tăng cường hiệu quả trị liệu, loại thuốc này thường dùng với thuốc ôn tán hàn thấp và kiện tì hóa thấp.
Bán hạ vị cay, tính ôn, có độc. Vào phế, tì, vị kinh. Tác dụng táo thấp hóa đàm rất tốt, dùng cho: 1. Ho thấp đàm, ho đàm nhiều, ngực bí, rêu lưỡi trắng dính, như viêm khí quản mạn tính hoặc viêm phổi kéo dài; lâm sàng thường dùng với tử uyển, toàn phúc hoa, có thể tăng cường chức năng bài trừ đàm dịch hoặc giảm thiểu tiết ra đàm dịch. 2. Ho hàn đàm, ho đàm nhiều trong lỏng, rêu lưỡi trắng trơn, như viêm khí quản mạn tính, có thể phối với bạch giới tử, can khương, tế tân để tăng sức ôn phế hóa đàm. 3. Phong đàm, trúng phong, tiếng đàm cuồn cuộn, thần hôn co rút, bán thân co giật tê liệt, như não huyết quản ý ngoại; hoặc đột nhiên ngất xỉu co rút, miệng thổ bọt trắng, như động kinh. Để tăng cường công hiệu hóa đàm tức (dập tắc) phong giải kinh (co giật), thường dùng với bạch phụ tử, cương tàm, thiên nam tinh. 4. Đàm nhiệt trở phế, ho phát nhiệt, khạc đàm vàng đặc, như viêm khí quản cấp tính và viêm phổi; có thể phối với các loại thuốc hoàng kim, tri mẫu, qua lâu.
Thiên nam tinh vị đắng, cay, tính ôn, có độc. Vào phế, can, tì kinh. Có công dụng táo thấp hóa đàm. 1. Phối bán hạ, trần bì, vân linh trị các chứng đàm nhiều trong lỏng, ngực bí trướng của ho thấp đàm (như viêm khí quản mạn tính). 2. Thuốc này là thuốc chủ yếu trị phong đàm; cùng cương tàm, trúc lịch, thạch xương bồ, tô hợp hương phối hợp dùng có công dụng tức phong giải kinh; thông lạc hóa đàm tỉnh não; dùng trị các chứng tiếng đàm cuồn cuộn, thần hôn co rút của trúng phong đàm diên ủng thịnh (như não huyết quản ý ngoại). Hiện đại nghiên cứu chứng thực, trong thiên nam tinh có tác dụng khứ đàm.
Đảm nam tinh vị đắng, tính lạnh. Có tác dụng hóa đàm tức phong định kinh (sợ). Thích hợp dùng với đàm nhiệt kinh phong co rút; như viêm phổi, viêm não (viêm não Nhật Bản), sốt não huyết quản ý ngoại, đàm nhiều, co rút.
Bạch phụ tử vị cay, tính ôn, có độc. Về can, vị kinh. Chuyên khứ phong đàm, lại có thể giải kinh (co giật). Phần nhiều chế với nam tinh, trúc lịch, cương tàm, tô hợp hương phối hợp dùng. Dùng cho các triệu chứng tiếng đàm cuồn cuộn, thần hôn co rút của trúng phong đàm ủng.
Bạch giới tử vị cay, tính ôn, có độc. Vào phế, vị kinh. Thuốc này tân tán hoạt lợi, lợi khí khoát đàm, tiêu thũng tán kết, là loại thuốc thường dùng để trị hàn đàm và ung nhọt mụn mủ. Chủ trị các chứng do hàn đàm trở trệ gây ra tim bụng đau, đau tê, ung nhọt, đàm mủ; hiệu quả tốt nhất đối với đàm dãi tụ trong da ngoài mạc, sườn và trong các khe trống trong cơ thể. Hiện đại dược lý nghiên cứu, thuốc này có tác dụng khứ đàm.
Tạo giác vị cay, tính ôn. Vào phế, can, đại tràng kinh. Loại này trừ ngoan đàm, rửa bẩn dính. Thích hợp dùng cho các triệu chứng ho suyễn ngực đầy, đàm nhiều màu trắng, khạc nhổ bất lợi của thấp đàm ủng trệ (như viêm khí quản mạn tính); tính cay tan đi khắp nơi của nó cũng chuyên hóa uế tích và tuyên thanh khiếu, có thể dùng cho trúng phong, triệu chứng đột nhiên ngất xỉu, cấm khẩu (như não huyết quản ý ngoại); hoặc động kinh phát tác, triệu chứng thần hôn, cấm khẩu thuộc thực bế giả ; thuốc này nghiền, thổi vào mũi để hắt hơi hoặc phối với minh phàn (gọi là hi diên tán) uống, có công dụng khai khiếu hồi tô; tạo giáp nấu cao bó nhọt chưa vỡ mủ có thể tiêu thũng chỉ thống. Hiện đại dược lý nghiên cứu, trong thuốc này có tạo cam có thể kích thích niêm mạc dạ dày và tính phản xạ nhanh khiến niêm dịch đường hô hấp tiết ra, và khứ đàm.
Toàn phúc hoa vị đắng, cay, mặn, tính ấm nhẹ. Vào phế, tì, vị, đại tràng kinh. Thuốc này có công dụng tiêu đàm bình suyễn, giáng nghịch hạ khí. Lâm sàng dùng trị liệu: 1. Ho đàm nhiều trong lỏng của ho phong hàn, kèm phong hàn biểu chứng; 2. Ho đàm đặc sắc vàng của ho phong nhiệt, kèm phong nhiệt biểu chứng; 3. Ho suyễn đàm nhiều trong lỏng của hàn đàm trở phế, ngực đầy khí nghịch. Hiện đại dược lý nghiên cứu chứng thực, toàn phúc hoa có khả năng giải trừ co giật, có thể bình suyễn trấn khái.
Bạch tiền vị cay, ngọt, tính ấm nhẹ. Vào phế kinh. Chức năng giáng khí hóa đàm, hàn đàm nhiệt đàm đều thích hợp dùng. Dùng để trị liệu: 1. Hàn đàm trở phế, triệu chứng: ho đàm nhiều trong lỏng, khí nghịch thở gấp như viêm khí quản mạn tính, hen phế quản; 2. Ho phế nhiệt, triệu chứng: đàm nhiều và đặc, khạc nhổ bất lợi; 3. Ho phong hàn, triệu chứng: ho, khạc nhổ đàm trong hoặc trắng; 4. Phối với bách bộ, thiền thuế (xác ve), cương tàm trị liệu bách nhật khái, chỉ khái hóa đàm trấn kinh (co giật) hiệu quả khá tốt.
Cát cánh vị đắng, cay, tính ấm nhẹ, vào phế kinh. Khai tuyên phế khí, khứ đàm bài nùng (mủ). Dùng cho: 1. Phối với hạnh nhân, bạch tiền, kinh giới, phòng phong, cam thảo điều trị các chứng ho đàm nhiều sắc trắng khó khạc nhổ, hoặc khí cấp kèm ác hàn phát nhiệt nghẹt mũi của ho phong hàn; 2. Phối với tang diệp, cúc hoa, bạc hà, khiên ngưu tử, cam thảo trị các chứng ho đàm vàng, phát nhiệt họng đau của ho phong nhiệt (như cảm mạo, viêm phế quản, viêm phổi); 3. Phối với ba đậu, bối mẫu (cát cánh bạch tán), có thể tuyên phế khứ đàm, khai thông khí đạo, dùng để trị chứng đàm ủng yết hầu, ngưng thở do phế đàm và bạch hầu ngụy mạc trở tắc gây ra ở trẻ nhỏ. Hiện đại nghiên cứu yết thị: cát cánh tạo cam có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, phản xạ tính dẫn đến phế quản niêm mạc tiết ra tăng thêm, làm loãng đàm dịch, có tác dụng khứ đàm trấn khái.
Quất hồng vị cay, đắng, tính ôn. Vào tì, phế kinh. Vừa lý khí khoan trung, vừa táo thấp hóa đàm. Dùng cho: 1. Phối với thương truật, hậu phác, bán hạ, hoắc hương, bội lan, phục linh trị các triệu chứng: dạ dày bí trướng, miệng dính, rêu lưỡi trắng trơn dính, đại tiện lỏng của thấp đàm trở vị (như viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày hoặc viêm gan); 2. Phối với bán hạ, hạnh nhân, bạch truật trị ho thấp đàm (như ho đàm trắng lượng nhiều, thường ngực bí hoặc bụng trướng, rêu lưỡi trắng trơn dính của viêm khí quản mạn tính).
Hương duyên bì vị cay, đắng, chua, tính ôn. Vào can, tì, phế kinh. Thuốc này công dụng hóa đàm tương tự quất hồng; quất hồng thiên về lý khí hóa đàm, hương duyên bì thiên về táo thấp hóa đàm. Lâm sàng thường dùng với qua lâu, chủ trị quán tâm bệnh ngực bí đàm nhiều.
Giới bạch (củ kiệu) vị cay, đắng, tính ôn. Vào phế, vị, đại tràng kinh. Thuốc này lý khí khoan trung, tân ôn hoạt trạch và hóa đàm. Dùng cho: 1. Phối với quế chi, tế tân, kim qua lâu ôn thông hung dương, hóa đàm tuyên tý, có thể trị chứng ngực tê tim đau do đàm trở hung dương; 2. Phối với bạch giới tử, bán hạ, trần bì ôn hóa đàm ẩm, trị các chứng đàm nhiều trong lỏng, ngực bí, ngực đau của ho đàm ẩm (như viêm khí quản mạn tính). Thực tiễn lâm sàng chứng minh, thuốc này phối dùng với qua lâu có khả năng tăng cường hiệu quả trị liệu.
Uy linh tiên vị cay mặn, tính ôn. Về bàng quang kinh. Thuốc này không chỉ khứ thấp thông lạc mà còn có thể tiêu đàm diên, tán phích tích (hòn khối). Hiện đại lâm sàng thường dùng để điều trị phong thấp viêm khớp và cơ phong thấp đau. Hiện đại dược lý nghiên cứu, trong uy linh tiên có tác dụng kháng tổ chức amin, do đó có tác dụng hóa đàm.
Viễn chí vị đắng, cay, tính ôn. Vào phế, tâm, thận kinh. Viễn chí không chỉ là thuốc ích trí an thần, tính đắng ấm thông tiết của nó cũng có khả năng hóa đàm lợi khiếu. Lâm sàng thường dùng thuốc này phối với thạch xương bồ, trúc lịch, thiên trúc hoàng trị các chứng đàm diên ủng thịnh, thần hôn, kinh quyết của đàm trở tâm khiếu (như động kinh, não huyết quản ý ngoại). Hiện đại dược lý nghiên cứu: viễn chí tạo cam có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn nhẹ, như thế tính phản xạ tăng thêm sự tiết ra của phế quản và có tác dụng khứ đàm. Ngoài ra, viễn chí còn có tác dụng giáng huyết chi (mỡ máu).
Thạch xương bồ vị cay, tính ôn. Vào tâm, phế kinh. Thuốc này tân tán ôn thông, hương thơm thanh sảng, có công dụng khai khiếu tỉnh não hóa đàm và hòa trung hóa trọc. Dùng cho: 1. Phối với uất kim, trúc lịch, viễn chí, chỉ thực trị đàm thấp che lấp gây ra thần thức hỗn loạn, tai mắt không sáng, ngôn ngữ bất lợi (như cao huyết áp và não huyết quản ý ngoại hậu di chứng) và động kinh, ngờ nghệch (tinh thần bệnh); 2. Phối với hoắc hương, bội lan, hậu phác, trần bì hành khí hóa trọc, trị các chứng bụng bí trướng, buồn nôn, miệng dính rêu lưỡi dày dính (như viêm dạ dày, tiêu hóa không tốt) do đàm thấp âm trọc ngăn trở tì vị gây ra; 3. Phối với huỳnh liên, thạch liên tử, bán hạ, đại hoàng hóa đàm hòa vị, thông phủ giáng trọc, trị cấm khẩu lị (không ăn uống được), triệu chứng: kiết lị, nôn ọe, không ăn uống, rêu lưỡi dính vàng.
Tiết 2 Thanh hóa nhiệt đàm dược
Loại thuốc này phần lớn thuộc tính hàn, hoặc cam hàn thanh nhiệt, hoặc khổ hàn thanh nhiệt giáng hỏa. Thích hợp dùng cho:
Ứng dụng loại thuốc này cần biện chứng pha chế: bị phế nhiệt nặng, phối thanh nhiệt giải độc dược; bị đàm nhiệt động phong, thêm bình can tức phong dược và thanh nhiệt dược; bị đàm hạch kèm nhiệt tượng, phối thanh nhiệt dược và hóa ế tán kết dược.
Bối mẫu vị đắng, tính hàn. Vào tâm, phế kinh. Là thuốc chuyên về thanh nhiệt hóa đàm chỉ khái. Đối với các bệnh tim ngực đàm diên uất kết, phế nuy (liệt), phế ung, bướu, tràng nhạc, hầu tý (tê), nhũ ung đều có thể ứng dụng. Chiết bối mẫu tác dụng hóa đàm tán kết khá mạnh; đa số dùng cho bệnh tràng nhạc, ung nhọt và nội đàm. Xuyên bối mẫu nhuận phế hóa đàm, sức thanh nhiệt tán kết khá tốt, chuyên trị ho hư nhiệt (như phế kết hạch, mạn chi, mạn tính yết viêm và hầu viêm), có công dụng chỉ huyết ninh tâm. Hiện đại nghiên cứu: trong xuyên bối mẫu có tạo cam và sinh vật kiềm có tác dụng trấn khái khứ đàm; chiết bối mẫu có tác dụng trấn khái.
Qua lâu vị ngọt, tính hàn. Vào phế, vị, đại tràng kinh. Thanh nhiệt hóa đàm, khoan hung tán kết. Dùng cho: 1. Phối với kim ngân hoa, liên kiều, ngư tinh thảo chuyên thanh phế nhiệt; phối với trúc như, đình lịch tử (rau đay), cam thảo chuyên hóa nhiệt đàm; có thể trị ho phế nhiệt, triệu chứng: đàm vàng đặc, khó khạc, ngực tắc bí (như viêm phế quản hoặc viêm phổi). 2. Phối với ngư tinh thảo, bại tương thảo, kim ngân hoa, đông qua nhân, đan bì; thanh nhiệt hóa đàm, tiêu nhọt bài mủ, lương (lạnh) huyết chỉ huyết, có thể trị phế ung; triệu chứng: khạc đàm mùi hôi tanh hoặc kèm máu (như phế mủ loét hoặc phế quản phình to). 3. Do trong lúc hóa đàm, lại giỏi khoan hung thuận khí, cho nên là thuốc chuyên trị ngực tê (đàm trọc tý trở hung dương, như quán tâm bệnh tâm giảo thống), triệu chứng: ngực tắc bí, ngực trước đau nhức, đàm nhiều, khí ngắn; thường phối với giới bạch, chỉ xác, uất kim, đan sâm. Hiện đại dược lý nghiên cứu cho thấy trong qua lâu có axit amin và tạo cam có tác dụng khứ đàm.
Trúc như vị ngọt, tính hơi lạnh. Vào phế, vị kinh. Thanh hóa nhiệt đàm. Dùng cho: 1. Phối với hoàng kim, tri mẫu, tang bạch bì, qua lâu có tác dụng tăng cường thanh phế hóa đàm; dùng trị ho phế nhiệt, triệu chứng: ho đàm vàng đặc dính, khó khạc (như bệnh viêm khí quản hoặc viêm phổi). 2. Phối với trần bì, bán hạ, vân linh, chỉ thực (tổ thành ôn đảm thang), đặc biệt thích nghi đối với các chứng ngực bí đàm nhiều, tâm phiền mất ngủ do nhiệt kèm đàm gây ra.
Trúc lịch vị ngọt, tính hàn. Về tim, phổi, can kinh. Công dụng thanh hóa nhiệt đàm hơn trúc như. 1. Phối với qua lâu, đình lịch tử, hoàng kim, hạnh nhân, sinh thạch cao, kim ngân hoa, ngư tinh thảo; thanh nhiệt khoát đàm, tuyên phế định suyễn; dùng cho ho phế nhiệt (như viêm phổi), triệu chứng: đàm vàng ủng thịnh, khí suyễn ngực bí. 2. Phối với đảm nam tinh, cương tàm, viễn chí, câu đằng, hoàng kim, chi tử (dành dành); khoát đàm khai khiếu, thanh nhiệt tức phong; dùng trị trúng phong (như não huyết quản ý ngoại), triệu chứng: đàm diên ủng thịnh, tiếng đàm cuồn cuộn, hôn mê bất tỉnh, mặt đỏ khí thô, co giật. 3. Tất cả nhiệt bệnh thuộc đàm nhiệt, triệu chứng đàm diên ủng thịnh, đều có thể trong biện chứng thêm vào loại này. 4. Phối với chỉ thực, huỳnh liên, đảm nam tinh, mộc thông, câu đằng, chu sa; thanh tâm hỏa, hóa đàm nhiệt; chủ trị bệnh thần kinh thuộc đàm hỏa nhiễu tâm hoặc đàm nhiệt che lấp tâm bao, triệu chứng: ngực bí đàm nhiều, tâm phiền không ngủ, thậm chí co giật té xỉu. Hiện đại dược lý nghiên cứu: trúc lịch có 13 loại axit amin, có tác dụng trấn khái khứ đàm rõ rệt.
Tiền hồ vị cay, đắng, tính hàn nhẹ. Vào phế kinh. Tính tân khai khổ giáng của nó giỏi về hóa đàm giáng khí bình suyễn. Phối với tang bạch bì, tô tử, qua lâu, hoàng kim, thạch cao, ma hoàng; dùng trị chứng ho đàm nhiều đặc dính, khí gấp thở đầy do đàm nhiệt ủng phế gây ra. Hiện đại dược lý nghiên cứu: tiền hồ sắc có khả năng nổi bật tăng thêm sự tiết ra của đường hô hấp, có tác dụng khứ đàm.
Đình lịch tử vị cay, đắng, tính hàn. Vào phế, bàng quang, đại tràng kinh. Tính tân tán khổ tiết, hàn lương trầm giáng của nó giỏi về khứ đàm trục ẩm. Phối với đại táo (tên đình lịch đại táo tả phế thang); dùng trị dạng đàm thấp trở phế của phế tâm bệnh, triệu chứng: hen ngực đầy, ho đàm nhiều, thậm chí phù thũng, tiểu ít. Phối với toàn qua lâu, trúc như, xa tiền tử, ngư tinh thảo, kim ngân hoa, quế chi, phụ tử, đảng sâm, hoàng thị; thanh phế hóa đàm, ôn dương lợi thủy; trị phế tâm bệnh cùng với cảm nhiễm; triệu chứng: đàm nhiều ủng thịnh, khí nghịch thở đầy, phù thũng tiểu ít, tứ chi lạnh.
Thiên trúc hoàng vị ngọt, tính hàn. Vào tâm, can kinh. Thanh nhiệt khoát đàm. 1. Phối với ma hoàng, hạnh nhân, qua lâu, cam thảo, đình lịch tử, hoàng kim, tri mẫu, cương tàm; thanh nhiệt khoát đàm tuyên phế; dùng trị ho suyễn phế nhiệt, triệu chứng: đàm nhiều màu vàng, khó khạc, phiền táo bất an. 2. Phối với đảm nam tinh, cương tàm, ngưu hoàng, huỳnh liên, câu đằng, băng phiến; thanh nhiệt khoát đàm, lương (mát) tâm định kinh (sợ), khai khiếu tỉnh não; dùng trị viêm não Nhật Bản và chứng đàm nhiệt che lấp tâm bao của nhiều loại nhiệt bệnh ở trẻ nhỏ; triệu chứng: sốt cao, thần hôn mê sảng, co giật, đàm diên ủng thịnh. 3. Phối với đảm nam tinh, ngưu hoàng, tê giác, thạch xương bồ, cương tàm, chu sa; thanh tâm hóa đàm, khai khiếu định kinh (sợ); dùng trị các triệu chứng: sốt, mặt đỏ khí thô, đàm diên ủng thịnh, thần hôn co giật của trúng phong (não huyết quản ý ngoại).
Mông thạch vị ngọt, mặn, tính bình. Chất nặng trầm giáng. Giỏi về trị lão đàm, ngoan đàm kết dính không tan. Dùng cho: 1. Phối với đảm nam tinh, trúc như, qua lâu, viễn chí, cát cánh; trị ngoan đàm ủng tắc, triệu chứng: đàm đặc như keo như sơn, khạc nhổ khó khăn, ho khí cấp; có thể thấy các bệnh phế quản phình to, hen, viêm khí quản mạn tính. 2. Phối với thiên trúc hoàng, đảm nam tinh, cương tàm, chu sa; thanh hóa nhiệt đàm, trấn can chỉ kinh (co giât); trị đàm nhiệt gây ra kinh phong co rút, thấy ở trẻ em viêm phổi và viêm não Nhật Bản. 3. Phối với hoàng kim, đại hoàng, trầm hương (tổ thành mông thạch cổn đàm hoàn); có công dụng thanh hỏa khoát đàm, chủ trị đàm hỏa nội uất gây ra cuồng chứng (tinh thần bệnh), triệu chứng: điên cuồng mắng chửi, thân sơ không biết, sức mạnh hơn người, thơm hôi không phân biệt, rêu lưỡi vàng dính bẩn, mạch hoạt sác.
Bạch phàn vị chua, tính hàn. Vào tì kinh. Loại này là thuốc tiêu lợi ngoan đàm ẩm phích (khối cục), đặc biệt là giỏi khứ phong đàm nổi tiếng; lâm sàng thường dùng nó phối với bán hạ, tạo giác, cam thảo, khương trấp trị các triệu chứng: hôn mê, co giật, tiếng đàm cuồn cuộn của phong đàm ủng thịnh (như động kinh, trúng phong). Phối với uất kim, qua lâu, đảm tinh, trúc như, mai côi hoa; trị ngực bí, than thở, đàm nhiều hoặc khóc cười vô thường của khí uất đàm trệ (như bệnh thần kinh); dùng 10-15g bạch phàn pha trong nước sôi uống gây nôn, trị chứng cuồng do đàm hỏa nhiễu tâm (tinh thần bệnh) có hiệu quả nhất định.
Uất kim vị cay, đắng, tính hàn. Vào tâm, phế, can kinh. Tính tân tán của nó nhập khí phận có khả năng hành khí giải uất, nhập huyết phận có khả năng hoạt huyết hành ứ. Mà khí uất và huyết ứ cũng là cơ sở bệnh lý của đàm tà nội uất, cho nên thuốc này cũng có công dụng hóa đàm. Trên lâm sàng, thường dùng nó phối với thạch xương bồ, tô hợp hương, hoắc hương, xuyên phác trị đàm thấp che lấp thanh khiếu gây ra thần chí mù mờ, ngực bụng đầy bí; phối với minh phàn, viễn chí, đảm nam tinh thanh tâm khai uất hóa đàm, trị chứng động kinh, điên cuồng của đàm trọc trở trệ.
Tiết 3. Hóa đàm tán kết dược
Loại thuốc này tính vị đại đa số mặn hàn; hàn có khả năng thanh nhiệt, mặn có khả năng nhuyễn kiên; cho nên có công dụng thanh nhiệt hóa đàm, nhuyễn kiên tán kết. Thích hợp dùng cho:
Hải cáp xác vị mặn, tính hàn. Vào phế, thận kinh. Công năng thanh phế hóa đàm, vừa có khả năng nhuyễn kiên tán kết. Dùng cho: 1. Phối với hoàng kim, tri mẫu, tang bạch bì, đình lịch tử; trị đàm nhiệt ho suyễn (như viêm phế quản và viêm phổi), triệu chứng: ho suyễn, đàm đặc khó khạc, ngực sườn đau. 2. Phối với hải tảo, côn bố, huyền sâm, chiết bối mẫu, hạ khô thảo, đan bì, xích thược; trị bướu, cục, đàm hạch do đàm hỏa uất kết như sưng tuyến giáp, limpha kết hạch, viêm limpha mạn tính.
Hải phù thạch vị mặn, tính hàn. Vào phế kinh. Tính hàn thanh nhiệt, chất nhẹ nổi giỏi về thanh hóa nhiệt đàm. 1. Phối với qua lâu, thanh đại, chi tử; dùng cho ho đàm nhiệt (như viêm khí quản mạn tính hoặc phế quản phình to), triệu chứng: đàm đặc dính như keo, khó khạc hoặc ho máu. 2. Phối với huyền sâm, chiết bối mẫu, côn bố; dùng cho bướu, cục đàm hạch do đàm hỏa uất kết.
Hải tảo vị đắng, mặn, tính hàn. Vào can, vị, thận kinh. Mặn đắng tiết nhiệt, tán kết tiêu đàm. Phối với côn bố, chiết bối tử, huyền sâm, hạ khô thảo; dùng trị đàm khí uất kết gây ra bướu (như tuyến giáp sưng to, tuyến giáp phát triển quá mức bình thường), nổi cục (như limpha kết hạch, viêm limpha mạn tính), tinh hoàn sưng đau (như mào tinh kết hạch, viêm tinh hoàn). Hiện đại dược lý nghiên cứu, hải tảo có tác dụng hạ cholesterol trong máu.
Côn bố vị mặn, tính hàn. Vào can, vị, thận kinh. Công dụng nhuyễn kiên hóa đàm giống như hải tảo, cho nên trên lâm sàng thường dùng 2 loại này với nhau; nhưng so sánh 2 loại thì hải tảo lực khá chậm, côn bố lực khá mạnh lại vừa có công dụng hoạt lợi đàm diên. Tư liệu cổ đại có ghi chép hải tảo, côn bố ”khiến người gầy”; vì thế cận đại lâm sàng thường dùng công dụng ”hóa đàm”, ”hành thủy” của nó để trị chứng béo phì, chứng cứng hóa động mạch và chứng mỡ máu cao, hiệu quả thiết thực. Hiện đại nghiên cứu: trong côn bố có tác dụng hạ cholesterol, kéo dài thời gian đông máu.
Ngõa lăng tử vị mặn, tính bình. Vào phế, vị, can kinh. Giỏi về tiêu đàm nhuyễn kiên tán kết, vừa có tác dụng hoạt huyết; phối với tam lăng, nga truật, miết giáp; dùng cho ứ huyết đàm kết hòn cục, như can tì dưng to và sưng cục.
Ngô công vị cay, tính ôn, có độc. Vào can kinh. Vị cay tán kết, ôn hóa đàm diên, đối với đàm diên đình tụ khắp nơi trong ngoài thân thể đều có tác dụng phá tán. Lâm sàng thường dùng phối với toàn hiết, địa miết trùng, nội phục trị liệu nổi cục lở loét và cốt kết hạch.
Miêu trảo thảo vị ngọt, cay; tính ấm nhẹ. Hóa đàm tán kết, chuyên trị đàm hạch kết tiết nổi cục ở cổ và dưới da do đàm ứ kết tụ hình thành.
Huyền sâm vị đắng, mặn; tính hàn. Vào phế, vị, thận kinh. Công dụng chuyên tả hỏa giải độc, thanh hóa nhiệt đàm, nhuyễn kiên tán kết. Lâm sàng thường dùng phối với chiết bối tử, liên kiều, hạ khô thảo, sinh mẫu lệ; trị đàm hỏa uất kết nổi cục, bướu (như limpha kết hạch, tuyến giáp sưng to và tuyến giáp phát triển quá mức bình thường).
Hạ khô thảo vị cay, đắng; tính hàn. Vào can, đảm kinh. Cay có thể tán kết, khổ hàn thanh tiết can hỏa. Giỏi khứ đàm tiêu mủ trị cục. Lâm sàng phối với huyền sâm, chiết bối mẫu, liên kiều, sinh mẫu lệ; dùng trị nổi cục kết hạch, khối u vú do can khí uất kết, uất lâu hóa đàm, đàm hỏa kết hạch gây ra, như limpha kết hạch, viêm limpha mạn tính, tuyến vú viêm sưng cục không tiêu. Phối với hải tảo, côn bố, hương phụ; trị bướu, như: sưng tuyến giáp, tuyến giáp phát triển quá mức bình thường.
Hoàng dược tử vị đắng, tính bình và mát, có ít độc. Vào tâm, can kinh. Thuốc này ngoài công dụng thanh nhiệt giải độc còn có tác dụng hóa đàm nhuyễn kiên, là thuốc quan trọng trị bướu kết thũng. Hiện đại lâm sàng thường dùng trị sưng tuyến giáp, tuyến giáp sưng nổi cục, nhọt thực quản, nhọt dạ dày.
Tiết 4. Tuyên phế hóa đàm dược
Phế là cơ quan trữ đàm, nếu đàm tà đình súc, uẩn trở phế khí, tuyên túc thất thường, thì bị ho suyễn. Trị nó đa phần dùng tuyên phế hóa đàm dược; loại thuốc này hoặc cay ấm, hoặc cay mát; có công dụng ôn tuyên phế khí, hoặc thanh tuyên phế khí; từ đó có công dụng hóa đàm chỉ khái, bình suyễn giáng nghịch. Thích hợp dùng cho:
Khoản đông hoa vị cay, tính ôn. Vào phế kinh. Cay có khả năng tuyên tán, ôn mà không táo, có công dụng hóa đàm chỉ khái. Phối với ma hoàng, hạnh nhân, tô tử, bán hạ, cam thảo; dùng trị ho phong hàn (như viêm khí quản mạn tính), triệu chứng: ho, thở gấp, đàm nhiều, trong họng tiếng đàm cuồn cuộn. Hiện đại dược lý nghiên cứu: khoản đông hoa sắc cùng với chiết xuất ethanol có tác dụng khứ đàm và bình suyễn.
Tử uyển vị cay, đắng; tính ôn. Về phế kinh. Tân tán khổ giáng, khí ôn bất táo, chất nhuận, công dụng hóa đàm chỉ khái rất tốt. 1. Phối với trần bì, cát cánh, hạnh nhân, bách bộ, bạch tiền, kinh giới (tổ thành chỉ khái tán) có công dụng ôn phế, hóa đàm, chỉ khái; dùng trị ho phong hàn (như cảm mạo và viêm phế quản mạn tính) đàm nhiều trong lỏng hoặc khạc đàm bất sướng. 2. Phối với tri mẫu, hoàng kim, tang bạch bì, qua lâu, tang diệp, cúc hoa; dùng trị ho phong nhiệt (như viêm khí quản cấp tính hoặc cảm nhiễm đường hô hấp trên) đàm đặc màu vàng, khạc đàm bất sướng. 3. Phối với đảng sâm, mạch đông, ngũ vị tử, khoản đông hoa, bách bộ, a giao; dùng trị phế hư ho lâu (như phế khí thũng hoặc phế kết hạch) đàm nhiều có máu, khí đoản tự hãn. 4. Phối với sa sâm, mạch đông, bách bộ, khoản đông hoa, địa cốt bì; dưỡng âm nhuận phế, hóa đàm chỉ khái; dùng trị ho âm hư (như phế kết hạch) đàm ít có máu sốt trưa, mồ hôi trộm. Hiện đại dược lý nghiên cứu: tử uyển sắc cùng với các chiết xuất của nó có tác dụng khứ đàm; tử uyển 酮 có tác dụng trấn khái.
Tì bà diệp vị đắng, tính bình. Vào phế, vị kinh. Khổ giáng tiết nhiệt, hóa đàm hạ khí. Phối với kim ngân hoa, hoàng kim, ma hoàng, tang bạch bì; dùng trị ho phế nhiệt (như viêm khí quản mạn tính phát tác cấp tính) đàm nhiều màu vàng, khí nghịch hen. Hiện đại nghiên cứu: chất dầu của lá tì bà có tác dụng khứ đàm nhẹ.
Lai bặc tử vi cay, ngọt; tính bình. Vào tì, vị, phế kinh. Tân tán chất trọng, giỏi về hạ khí; chất nhuận và trơn, chuyên về hóa đàm. Phối với bạch giới tử dùng trị ho suyễn do đàm diên ủng thịnh.
Đông qua tử vị ngọt, tính hàn. Vào phế, vị kinh. Công dụng chuyên nhuận phế hóa đàm, bài mủ tiêu nhọt. Phối với hoàng kim, tang bạch bì, tri mẫu, hạnh nhân; dùng trị ho phế nhiệt, như viêm khí quản, viêm phổi. Phối với lô căn, đào nhân, ngư tinh thảo, kim ngân hoa; trị phế ung ho khạc đàm mủ hôi tanh, như phổi mủ loét và phế quản phình to cùng với cảm nhiễm. Phối với đại hoàng, đan bì, đào nhân, bại tương thảo; trị tràng ung (viêm ruột thừa cấp tính).
Ma hoàng vị cay, tính ôn. Vào phế, bàng quang kinh. Tuyên sướng phế khí, hóa đàm bình suyễn. Dùng cho: 1. Phối với hạnh nhân, tiền hồ, trần bì, bán hạ, tô tử; trị ho phong hàn (như ho họng ngứa, khí suyễn ngực bí, khạc đàm trong lỏng của viêm khí quản mạn tính). 2. Phối với sinh thạch cao, hạnh nhân, cam thảo, đình lịch tử; trị ho suyễn phế nhiệt (như ho khạc đàm vàng đặc, ngực đau khí cấp, hoặc sốt họng đỏ của viêm khí quản cấp tính, viêm phổi). 3. Phối với đại thanh diệp, bồ công anh, khiên ngưu tử, tây hà liễu, qua lâu; trị sởi cùng với phế viêm thuộc các bệnh phế nhiệt. 4. Phối với can khương, tế tân, bạch giới tử, tô tử, lai bặc tử ôn phế hóa ẩm; trị đàm ẩm ho suyễn (như viêm khí quản mạn tính và hen phế quản) tiếng đàm cuồn cuộn, khạc đàm trong lỏng, khí suyễn ngực bí.
Tử tô tử vị tân, tính ôn. Vào phế kinh. Tân tán và túc giáng phế khí, ôn nhuận và hóa đàm bình suyễn. Thích hợp dùng cho các chứng ho đàm nhiều khí suyễn do đàm ẩm ủng thịnh gây ra (như viêm khí quản mạn tính, hen, viêm khí quản cấp tính và viêm phổi). Bệnh thấp đàm ủng thịnh; phối với bán hạ, thương truật, hậu phác, hoắc hương. Bệnh hàn đàm ủng thịnh; phối với tế tân, can khương, quế chi. Nhiệt đàm ủng thịnh; phối với qua lâu, trúc như, đình lịch tử, kim ngân hoa, ngư tinh thảo.
Khổ hạnh nhân vị ngọt, đắng; tính ôn; có ít độc. Vào phế, đại tràng kinh. Hóa đàm bình suyễn. Phối với ma hoàng, cam thảo; dùng trị ho phong hàn. Phối với tang diệp, cúc hoa, tang bạch bì, kim ngân hoa, khiên ngưu tử; trị ho phong nhiệt (như đàm đặc hoặc vàng, khí nghịch suyễn xúc do cảm nhiễm đường hô hấp trên, viêm khí quản mạn tính). Phối với ma hoàng, sinh thạch cao, cam thảo, qua lâu, kim ngân hoa, ngư tinh thảo; thanh nhiệt hóa đàm, tuyên phế bình suyễn; trị ho phế nhiệt (suyễn) (thường thấy ở các bệnh viêm phổi, viêm khí quản cấp tính, triệu chứng: sốt ngực đau, đàm vàng khó khạc, khí ngịch suyễn xúc). Hiện đại dược lý nghiên cứu: lượng nhỏ hydrogen cyanide (HCN) trong khổ hạnh nhân có khả năng ức chế nhẹ trung khu hô hấp và đưa đến tác dụng trấn khái, bình suyễn.
Chung nhũ thạch vị ngọt, tính ôn. Vào phế, thận, vị kinh. Công năng ôn phế hóa đàm bình suyễn. Phối với can khương, bán hạ, quế chi, tế tân, bạch giới tử; dùng cho chứng đàm nhiều trong lỏng của phế hàn ho suyễn, như viêm khí quản mạn tính và hen phế quản. Phối với dâm dương hoắc, bổ cốt chỉ, bạch thạch anh, phụ tử, can khương, bạch giới tử, ma hoàng; thích hợp dùng cho thận dương bất túc lạnh hen đàm suyễn, kèm chi lạnh, mạch trầm tế, lưỡi nhạt mập, lưng gối mỏi mềm, như hen phế quản.
Mã đâu linh vị đắng, cay; tính hàn. Vào phế, đại tràng kinh. Công năng thanh phế hóa đàm, chỉ khái bình suyễn. Dùng cho: 1. Phối với tang bạch bì, đình lịch tử, qua lâu, hoàng kim; trị phế nhiệt ho suyễn, triệu chứng: ho suyễn đàm vàng, khạc đàm bất sướng, suyễn xúc, có thể thấy ở bệnh viêm phế quản cấp tính và viêm phổi. 2. Phối với huyền sâm, mạch đông, sa sâm, chích tử uyển, chích bách bộ; nhuận phế chỉ huyết, hóa đàm chỉ khái; dùng cho phế táo ho lâu (thấy ở bệnh viêm khí quản mạn tính, phổi kết hạch, phế khí thũng, viêm họng miệng khô họng táo, đàm ít khạc nhổ bất lợi, ho suyễn hoặc trong đàm có máu). Hiện đại dược lý nghiên cứu: mã đâu linh có tác dụng khú đàm nhẹ; ngâm có thể khiến phế quản mở rộng, có tác dụng bình suyễn.
Tiết 5. Tiêu tích hóa đàm dược
Loại thuốc này hoặc tiêu thực nhục tích, hoặc thông phủ đạo trệ, mà nhục thực tích trệ cũng thuộc nguồn gốc sinh đàm, cho nên loại thuốc này có công dụng tiêu tích hóa đàm. Thích hợp dùng cho:
Tiêu sơn tra vị chua, ngọt; tính ấm nhẹ. Vào tì, vị, can kinh. Loại này giỏi tiêu thực tích, nhục tích; mà thực tích, nhục tích đều là nguồn gốc sinh đàm; cho nên thuốc này thuộc thuốc tiêu tích hóa đàm. Sơn tra còn có tác dụng tán ứ huyết, đối với chứng đàm ứ cùng phát, dùng nó là tốt nhất. Hiện đại dược lý nghiên cứu: thuốc này có tác dụng hạ mỡ máu rõ rệt và giảm cứng hóa động mạch.
Sao mạch nha vị mặn, tính bình. Vào tì, vị kinh. Loại này chuyên tiêu thực, hòa trung, hạ khí. Tiêu thực, hòa trung, hạ khí tức là trị gốc của đàm; cho nên thuốc này cũng thuộc thuốc trị đàm.
Thần khúc vị ngọt, cay; tính ôn. Vào tì, vị kinh. Tác dụng hóa đàm của nó ngụ ý ở kiện tì hòa vị, tiêu thực hòa trung. Lâm sàng thường dùng để trị chứng đàm thực tích tụ; dồn đọng trong dạ dày, mạng ngực.
Chỉ thực vị đắng, tính hàn nhẹ. Vào tì, vị kinh. Lấy công dụng tiêu tích hành trệ của nó mà có chức năng tả đàm trừ bĩ. Phối với huỳnh liên, đảm tinh, đại giả thạch, câu đằng, bạch truật, trạch tả; trị đàm nhiệt thượng nhiễu gây ra xây xẩm (như bệnh Meniere (tai, mũi, họng)). Phối với đảm tinh, qua lâu, huỳnh liên; trị đàm hỏa nhiễu tâm gây ra tâm phiền, mất ngủ (như bệnh thần kinh).
Tân lang (cây cau) vị cay, đắng; tính ôn. Vào vị, đại tràng kinh. Loại này ngoài phá khí, tiêu trùng tích ra còn có công dụng hành thủy hóa đàm; đối với các chứng đàm kết hòn khối do thủy thấp tụ kết mà thành đều có thể dùng nó.
Huyền minh phấn vị cay, mặn, đắng; tính đại hàn. Vào vị, đại tràng, tam tiêu kinh. Loại này là thuốc nhuận táo nhuyễn kiên, thanh tả nhiệt đàm. Lâm sàng thường phối với đại hoàng; dùng rửa sạch vị tràng cho các chứng đàm nhiệt ủng kết, trọc khí nội công.
Đại hoàng vị đắng, tính hàn. Vào phế, vị, đại tràng kinh. Loại này không chỉ có khả năng tả hạ, hành ứ mà còn có khả năng rửa sạch đàm trọc. Trong toa mông thạch cổn đàm hoàn nổi tiếng có đại hoàng; ngoài ra còn có các toa như đại hoàng cam trục thang, đại hoàng mẫu đơn bì thang, đại hoàng phụ tử thang…. Công dụng rửa đàm trừ trọc của các toa thuốc trên đều nhờ vào tác dụng tả hạ của đại hoàng mà thực hiện.
Tiết 6. Lợi thấp hóa đàm dược
Thấp tà đình tụ là cơ sở bệnh lý ủ bệnh đàm tà, thuốc này hoặc đàm sấm (thấm) lợi thấp, hoặc kiện tì hóa thấp, hoặc thông lợi thủy đạo, thông qua tác dụng khứ thấp mà có công dụng hóa đàm. Thích hợp dùng cho:
Trạch tả vị ngọt, tính hàn. Vào thận, bàng quang kinh. Loại này thông qua tác dụng lợi thủy thấm thấp tiết nhiệt mà có công dụng khứ đàm. Lâm sàng tăng thêm lượng dùng để trị bệnh Meniere thuộc đàm thấp trung trở, hiệu quả chuẩn xác.
Ý dĩ nhân vị ngọt, nhạt; tính lạnh nhẹ. Vào tì, vị, phế kinh. Lợi thấp hóa đàm, thanh phế bài nùng, kiện tì thư cân. Loại này công năng hóa đàm, là thông qua ”kiện tì ích vị” mà phát tác dụng. Lâm sàng thường dùng phối với lô căn, đông qua nhân; trị phế ung (như phế nhọt mủ hoặc phế quản phình to kèm cảm nhiễm sốt ngực đau, ho khạc đàm mủ hôi). Theo nghiên cứu dược lý, ý dĩ nhân ester có khả năng ức chế ung thư cổ trướng Ehrlich sinh trưởng. Cho nên cận đại y gia chuyên dùng thuốc này trị khối u do đàm trọc ngưng tụ, đối với u phổi đặc biệt thích hợp.
Xa tiền tử vị ngọt, tính hàn. Vào can, thận, tiểu tràng, phế kinh. Thuốc này cam hàn hoạt lợi, chuyên thanh phế hóa đàm chỉ khái. Phối với hạnh nhân, tang bạch bì, hoàng kim, tri mẫu; trị ho phế nhiệt (như bách nhật khái) đàm nhiều màu vàng. Phối với đình lịch tử, chích ma hoàng, hạnh nhân, ngư tinh thảo; trị ho suyễn, khạc đàm bất lợi, đàm vàng đặc của phế tâm bệnh; đối với thanh trừ thủy thũng và giảm triệu chứng ho có hiệu quả chuẩn xác.
Phục linh vị ngọt, tính bình. Vào tâm, phế, thận, vị kinh. Có thể thấy công dụng trị đàm của nó ngụ ý trong ích khí kiện tì, đạm thẩm lợi thấp; đối với thực bất nại bổ, hư bất nại công các loại đàm chứng đặc biệt thích hợp. Lâm sàng thường dùng phối với quế chi, bạch truật, chích cam thảo; trị tì hư đàm ẩm (như viêm dạ dày mạn tính, dạ dày phình to thủy ẩm đình tụ, ăn ít bụng bí, trong dạ dày tiếng nước cuồn cuộn), hoặc đàm ẩm tụ phế (như viêm khí quản mạn tính, ho do phế quản phình to, ngực bí, đàm nhiều trong lỏng), hoặc thủy khí qua tim (như tim đập bất an, phù thũng do bệnh tim thủy thũng).