Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị đau lưng thoái hoá cột sống bằng châm cứu và xoa bóp – bấm huyệt. Đối tượng nghiên cứu: 30 Bệnh nhân bị đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng. Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành theo mô hình thử nghiệm lâm sàng mở có so sánh trước và sau điều trị. Kết quả: Tình trạng sức khỏe bệnh nhân mức độ tốt 26 trường hợp chiếm đến 86,7%, mức độ khá còn 4 trường hợp chiếm 13,3%, mức độ trung bình không còn. Kết luận: Phương pháp châm cứu kết hợp với xoa bóp bấm huyệt trong điều trị đau do thoái hóa cột sống thắt lưng đạt kết quả cao.
Đau thắt lưng là triệu chứng của rất nhiều bệnh mà thoái hóa cột sống (THCS) là một nguyên nhân quan trọng. THCS gặp ở mọi chủng tộc, dân tộc, mọi miền khí hậu địa lý, kinh tế, nam nữ ngang nhau. Thống kê 1995 của thế giới cho thấy 0,3 – 0,5% dân số bị bệnh khớp trong đó có 20% bị thoái hóa khớp. Ở Mỹ, 80% người trên 55 tuổi có dấu hiệu X quang là thoái hóa cột sống. Ở Pháp, Thoái hoá khớp chiếm 28% các bệnh về xương khớp. Ở Việt Nam, đau xương khớp (chủ yếu là thoái hóa) chiếm 20% số bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị gồm có:
– Phương pháp điều trị nội khoa dùng thuốc.
– Phương pháp điều trị nội khoa không dùng thuốc (châm cứu các loại, cạo gió, giác hơi, chích lễ, vận động và xoa bóp).
– Phương pháp phẫu thuật chỉnh hình.
Chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị đau lưng THCS bằng châm cứu kết hợp xoa bóp – bấm huyệt” này với mục tiêu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân từ 30 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp. Các bệnh nhân được chẩn đoán đau do thoái hóa cột sống thắt lưng khi tới khám và điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP Đà Nẵng.
Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
2.2.1. Theo y học hiện đại:
Các bệnh nhân được chẩn đoán THCSTL với biểu hiện lâm sàng:
– Biến dạng cột sống, các tư thế chống đau: trước- sau, thẳng-chéo.
– Nghiệm pháp Schober tư thế đứng ≤ 13/10 cm.
– Dấu hiệu bấm chuông.
Cận lâm sàng: hình ảnh X-Quang có dấu hiệu
– Hẹp khe khớp.
– Gai xương.
– Đặc xương.
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền:
Chọn bệnh nhân thuộc thể thận hư.
2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
– Bệnh nhân đau vùng thắt lưng mà trên phim X-quang không có hình ảnh THCSTL, đau vùng thắt lưng nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư, chấn thương cột sống…
– Bệnh nhân có kèm theo các bệnh khác như: suy tim, bệnh tâm thần…
– Bệnh nhân dùng thêm các phương pháp điều trị khác.
– Bệnh nhân không tuân thủ theo quy trình điều trị.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Nghiên cứu được tiến hành theo mô hình thử nghiệm lâm sàng mở có so sánh trước và sau điều trị.
– Mẫu nghiên cứu theo mẫu tối thiểu: Lấy toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu, có 30 bệnh nhân.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhóm tuổi | Số lượng (n) | Tỉ lệ (%) |
30 – 39 | 9 | 30 |
40 – 49 | 9 | 30 |
50 – 60 | 10 | 33,3 |
> 60 | 2 | 6,7 |
Nhận xét: Qua bảng 1 ta thấy sự phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi được khảo sát trong nghiên cứu ta có thể thấy bệnh thoái hóa cột sống trải đều trong dân số từ 30 đến 60 tuổi đây là độ tuổi lao động, và đặc biệt lứa tuổi 50- 60 tỉ lệ mắc bênh chiếm cao nhất.
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo giới
Giới | n | % |
Nam | 19 | 63,3 |
Nữ | 11 | 37,7 |
Nhận xét: Qua bảng 2 ta thấy không có sự khác biệt nhiều về tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống giữa nam và nữ, bệnh có thể gặp ở cả 2 giới trong độ tuổi lao động. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hiệp.
Bảng 3: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp | n | % |
Lao động mang vác nặng | 0 | 0 |
Lao động chân tay nhẹ | 14 | 46,7 |
Văn phòng | 16 | 53,3 |
Nhận xét: Qua bảng 3 ta nhận thấy 30 bệnh nhân trong nghiên cứu là những bệnh nhân được lấy từ Đơn vị cột sống là đơn vị điều trị theo yêu cầu nên số lượng bệnh nhân thoái hóa cột sống rơi vào nhóm có điều kiện kinh tế cao, hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu thường làm công việc văn phòng và việc nhẹ không có trường hợp nào bệnh rơi vào nhóm mang vác lao động nặng, và cao nhất là nhóm làm việc văn phòng, công việc tuy nhẹ nhàng nhưng có thể do tư thế ngồi lâu ít đi lại vận động nên bệnh nhân mắc bệnh với tỉ lệ khá cao.
Bảng 4: Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh | n | % |
< 1 tháng | 3 | 10 |
1 – 3 tháng | 5 | 16,7 |
3 – 6 tháng | 17 | 56,7 |
> 6 tháng | 5 | 16,7 |
Nhận xét: Qua bảng 4 có thể thấy tỉ lệ phần trăm thời gian mắc bệnh thấp nhất là dưới 1 tháng 10%, từ 1 – 3 tháng 16,7%, cao nhất là 3- 6 tháng, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh trên 6 tháng chiếm 16,7%.
Bảng 5: Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm đau
Mức độ đau | n | % |
Đau nặng | 0 | 0 |
Đau vừa | 10 | 33,3 |
Đau nhẹ | 20 | 66,7 |
Không đau | 0 | 0 |
Nhận xét: Qua bảng 5 ta thấy tính chất đau của bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng thường không có đau nặng hay cấp tính, 30 trường hợp nghiên cứu đều rơi vào nhóm đau nhẹ và vừa, trong đó đau nhẹ chiếm đa số 66,7%.
Bảng 6: Đánh giá mức độ bệnh ban đầu
Đánh giá chung mức độ bệnh | n | % |
Nặng | 0 | 0 |
Vừa | 10 | 33,3 |
Nhẹ | 20 | 66,7 |
Không | 0 | 0 |
Nhận xét: Qua bảng 6 ta thấy thoái hóa cột sống thắt lưng thường bệnh không nặng, chiếm đa số 66,7% là bệnh nhẹ và 33,3% là bệnh mức độ vừa.
Bảng 7: Đánh giá mức độ đau trước và sau điều trị
Thời điểm
Mức độ |
n = 30 | ||||
TĐT (D0) (1) | SĐT(D10) (2) | P1-2 | |||
n | % | n | % | ||
Không đau | 0 | 0 | 26 | 86,7 | p< 0,05 |
Đau nhẹ | 20 | 66,7 | 4 | 13,3 | |
Đau vừa | 10 | 33,3 | 0 | 0 | |
Đau nặng | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nhận xét: Qua bảng 7 ta thấy sau điều trị tình trạng bệnh chỉ còn không đau và đau nhẹ, đau nhẹ chiếm 13,3%, không đau chiếm đến 86,7 %. Sự khác biệt về cải thiện mức độ đau trước và sau được điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 8: Đánh giá chất lượng sống trước và sau điều trị
Thời điểm
Mức độ |
n = 30 | ||||
D0 (1) | D10 (2) | P1-2 | |||
n | % | n | % | ||
Tốt | 0 | 0 | 26 | 86,7 | p<0,05 |
Khá | 20 | 66,7 | 4 | 13,3 | |
Trung bình | 10 | 33,3 | 0 | 0 | |
Kém | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nhận xét: Qua bảng 8 ta thấy chất lượng cuộc sống sau điều trị đã có sự cải thiện rõ rệt, chất lượng cuộc sống từ trung bình và khá trở thành khá và tốt, với tỉ lệ khá chỉ còn 4 trường hợp chiếm 13,3% và tốt là 26 trường hợp chiếm đến 86,7%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 9: Đánh giá độ giãn CSTL trước và sau điều trị
Thời điểm
Mức độ |
n = 30 | ||||
D0 (1) | D10 (2) | P1-2 | |||
n | % | n | % | ||
Tốt | 0 | 0 | 26 | 86,7 | p<0,05 |
Khá | 20 | 66,7 | 4 | 13,3 | |
Trung bình | 10 | 33,3 | 0 | 0 | |
Kém | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nhận xét: Qua bảng 9 ta thấy sau khi điều trị mức độ giãn cột sống thắt lưng của bệnh nhân tăng lên khá chiếm 13,3% còn lại là tốt chiếm đến 86,7%. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 10: Đánh giá tầm vận động CSTL trước và sau điều trị
Thời điểm
Mức độ |
n = 30 | ||||
D0 (1) | D10 (2) | P1-2 | |||
n | % | n | % | ||
Tốt | 0 | 0 | 28 | 93,3 | p< 0,01 |
Khá | 24 | 80 | 2 | 6,7 | |
Trung bình | 6 | 20 | 0 | 0 | |
Kém | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nhận xét: Qua bảng 10 ta nhận thấy sau điều trị tầm vận động CSTL của người bệnh đã cải biến rõ rệt với tốt 28 trường hợp chiếm 99,3%, khá chiếm 6,7%. Với p< 0,05 sự thay đổi qua nghiên cứu này có ý nghĩa thông kê, điều này chứng tỏ phương pháp điều trị có hiệu quả cải thiện được tầm vận động rất tốt.
Bảng 11: Đánh giá tình trạng co cơ trước và sau điều trị
Thời điểm
Tình trạng co cơ |
n = 30 | |||
D0 | D10 | |||
n | % | n | % | |
Có | 14 | 46,7 | 0 | 0 |
Không | 16 | 53,3 | 30 | 100 |
Nhận xét: Qua bảng 11 có thể thấy trước khi điều trị ở các bệnh nhân đau lưng do THCS tình trạng co cơ chỉ chiếm 14/30 bệnh nhân tức là 46,7%, còn lại hơn một nửa số bệnh nhân tham gia nghiên cứu không hề có tình trạng này, sau điều trị tình trạng này đã khỏi hoàn toàn.
Bảng 12: Đánh giá mức độ bệnh trước và sau điều trị
Thời điểm
Mức độ |
n = 30 | ||||
D0 (1) | D10 (2) | P1-2 | |||
N | % | n | % | ||
Tốt | 0 | 0 | 26 | 86,7 | p<0,05 |
Khá | 21 | 70 | 4 | 13,3 | |
Trung bình | 9 | 30 | 0 | 0 | |
Kém | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nhận xét: Qua bảng 12 ta thấy sau 10 ngày điều trị bằng châm cứu kết hợp với xoa bóp bấm huyệt, ta có thể thấy sự đáp ứng rất tốt của 30 bệnh nhân đau lưng do THCS, tình trạng bệnh nhân trung bình không còn, khá còn 4 trường hợp chiếm 13,3% còn lại là tốt 26 trường hợp chiếm đến 86,7%. Có thể thấy sự cải biến về tình trạng bệnh rõ rệt nhờ phương pháp điều trị này, với p< 0,05 thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Qua 10 ngày điều trị với phương pháp châm cứu kết hợp xoa bóp bấm huyệt các chỉ số huyết học không khác biệt nhiều, các chỉ số vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Với p> 0,05 cũng cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Qua quá trình điều trị 10 ngày, tất cả bệnh nhân đều đáp ứng tốt và không xảy ra một tác dụng không mong muốn nào, có thể thấy đây là một phương pháp điều trị an toàn và mang lại hiệu quả cao.
Đặc điểm đau của bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng: Đau do THCSTL là một bệnh đau mãn tính, xuất hiện từ từ có tính chất âm ỉ, thường gặp ở lứa tuổi trên 40 tuổi ở cả hai giới nam và nữ và gặp ở mọi đối tượng nghề nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác và phù hợp với chức năng chủ cốt tủy của tạng thận theo lý luận của YHCT.
Ngoài ra phương pháp điều trị của nghiên cứu rất an toàn không xảy ra tác dụng không mong muốn ở bệnh nhân nào.
Kết quả điều trị:
– Giảm đau.
– Cải thiện mức độ đau và chất lượng cuộc sống.
– Cải thiện độ giãn cột sống.
– Tầm vận động CSTL cải biến rõ rệt.
– Tình trạng co cơ cạnh sống vùng thắt lưng khỏi hoàn toàn.
– Kết quả chung: Tình trạng bệnh nhân trung bình không còn, khá còn 4 trường hợp chiếm 13,3% còn lại là tốt 26 trường hợp chiếm đến 86,7%.
Bs Nguyễn Văn Dũng và Cộng sự
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SUMMARY:
Objective: The study aimed to evaluate treatment of pain caused by lumbar spine degeneration by method of combining acupuncture and acupressure.Research subject: Patients with back pain caused by lumbar spine degeneration. Research method: Open clinical trial combined with comparision between 2 stages before and after treatment. Research result: After treatment, the number of patients in good health condition is 26 making up 86,7% of investigated patients. The number of patients with fairly good level is 4 cases, 13,3%. No patients are in average level. Conclusion: The method of combining acupuncture and acupressure in treating low back pain caused by degenerative lumbar spine gets high results.