Mục tiêu:Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng phục hồi chức năng gan của chè tan Livcol (thành phần: diệp hạ châu đắng, kim ngân hoa, cúc hoa, thảo quyết minh, lá dâu, cam thảo, trần bì, sinh địa, bạch truật) trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, tiến hành trên 60 bệnh nhân, chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu 30 bệnh nhân điều trị bằng Livcol 10g, nhóm chứng 30 bệnh nhân điều trị bằng Fortec 25mg, liệu trình 3 tháng. Kết quả: nghiên cứu cho thấy chè tan Livcol cải thiện rõ rệt với triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng , khó tiêu, vàng da, vàng mắt, đau hạ sườn phải, ngứa; làm giảm về bình thường enzim ALT, AST, làm Bilirubin toàn phần trở về bình thường. Thuốc chưa thấy tác dụng không mong muốn. Kết luận: chè tan Livcol có tác dụng phục hồi chức năng gan trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính mà không gây tác dụng phụ không mong muốn.
Viêm gan virus B là một bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và nguy hiểm. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới có khoảng 2 tỷ người trên thế giới đã từng nhiễm virus viêm gan B (HBV), khoảng 400 triệu người hiện đang mang HBV mạn tính. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì hậu quả suy gan cấp, xơ gan, ung thư tế bào gan nguyên phát do HBV gây nên.
Y học thế giới rất quan tâm đến việc nghiên cứu thuốc có nguồn gốc thảo mộc và đã có nhiều thuốc được đưa vào điều trị. Ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về thuốc y học cổ truyền để điều trị viêm gan virus B mạn tính bước đầu ghi nhận được kết quả nhất định.
Chè tan Livcol có tác dụng phục hồi chức năng gan. Thuốc đã được điều trị trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính có kết quả. Để góp phần đánh giá khách quan khoa học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác dụng của chè tan Livcol nhằm 2 mục tiêu:
1.Chất liệu:
Chè tan Livcol do Công ty TNHH Vạn Xuân sản xuất dựa trên một phương thuốc cổ truyền gồm có 9 vị thuốc, thành phần mỗi gói như sau: Diệp hạ châu 10g, lá dâu 1g, kim ngân hoa 2g, cam thảo 2g, thảo quyết minh 1g, cúc hoa 1g, sinh địa hoàng 5g, trần bì 3g, bạch truật 1g, glucose 2,5g. Được kiểm nghiệm thành phẩm theo TCCS tại xưởng sản xuất công ty Đông Nam dược Vạn Xuân. Thuốc Livcol được thử độc tính cấp và bán trường diễn theo quy chế 371QĐ-BYT của BỘ Y tế về nghiên cứu xác định tính an toàn và hiệu quả của thuốc y học cổ truyền. Thuốc đối chứng Fortec 25mg có tác dụng điều trị viêm gan mạn, độc tính và tác dụng phụ rất ít.
2.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là viêm gan B mạn (theo Y học hiện đại về lâm sàng và xét nghiệm), tình nguyện tham gia nghiên cứu.
2.2.Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Theo Y học hiện đại:
– Lâm sàng: có các triệu chứng sau:
+ Hội chứng suy tế bào gan: Mệt mỏi, ăn uống kém, chậm tiêu, đau tức hạ sườn phải, rối loạn đại tiện (táo, nát).
+ Có thể có hội chứng ứ mật: Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng…
+ Có thể có gan to, lách to.
– Cận lâm sàng:
+ HBsAg (+) trên 6 tháng, IgM anti HBc (-).
+ Transaminase tăng ít nhất 2 lần so với giới hạn trên mức bình thường.
+ Siêu âm không có hình ảnh giãn đường mật.
Bệnh nhân có thể có:
+ Bilirubin tăng > 17µmol?l
+ Tỷ lệ prothrombin < 80%
+ Albumin giảm.
Theo Y học cổ truyền:
Bệnh nhân có biểu hiện chứng Can nhiệt tỳ thấp và Can uất tỳ hư.
2.3.Tiêu chuẩn loại trừ:
– Các bệnh nhân viêm gan B mạn tính có kèm:
+ Sỏi đường mật, ung thư gan, xơ gan mất bù.
+ Nghiện ma túy, nghiện rượu.
+ Các bệnh nội khoa phối hợp khác, ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị.
+ Bệnh nhân đang dùng các thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
– Các bệnh nhân trong đối tượng nghiên cứu nhưng :
+ Bỏ thuốc, uống không đủ liều.
+ Không làm đầy đủ các xét nghiệm.
3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu can thiệp: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, so sánh trước và sau điều trị, so sánh với nhóm chứng.
3.2. Chỉ tiêu theo dõi:
Bệnh nhân nghiên cứu được theo dõi cả triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trước và sau 03 tháng điều trị.
– Lâm sàng:
+ Các triệu chứng của bệnh thường gặp như: mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, đại tiện nát, đại tiện táo, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, ngứa, đau tức vùng gan.
+ Các biểu hiện tác dụng phụ như: chóng mặt, bồn nôn, ỉa chảy và các biểu hiện tác dụng phụ khác.
+ Mỗi triệu chứng được đánh giá theo mức hết, giảm, không đỡ hoặc tăng.
+ Các triệu chứng lâm sàng YHCT được đánh giá theo tứ chẩn và được phân ra 2 thể: Can nhiệt tỳ thấp và Can uất tỳ hư.
– Cận lâm sàng:
+ Các xét nghiệm ALT, AST, Bilirubin toàn phần, tỷ prothrombin, albumin.
+ Các xét nghiệm công thức máu, ure, creatinin.
+ Siêu âm.
+ Xét nghiệm marker HBV: HBsAg; HBeAg; Anti-HBe (làm trước và sau điều trị). IgM anti-HBc (làm trước khi điều trị để loại trừ viêm gan B cấp).
3.3 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả:
– Triệu chứng lâm sàng được đánh giá theo mức độ: hết, giảm, không đỡ hoặc tăng.
– Về cận lâm sàng, đánh giá các chỉ số: Transaminase, Bilirubin TP, tỷ lệ prothrombin, Albumin được đánh giá theo giá trị trung bình và theo các mức độ: về bình thường, được cải thiện, không thay đổi hoặc tăng so với giá trị bình thường của chỉ số xét nghiệm.
– Đánh giá về sự chuyển huyết thanh của bệnh nhân:
+ Từ HBsAg(+) thành HBsAg (-)
+ Từ anti HBs (-) thành anti HBs (+)
+ Từ HBeAg (+) thành HBeAg (-)
+ Từ antin-HBe (-) thành anti-HBe (+)
– Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc.
III. KẾT QUẢ:
Giữa 2 nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tuổi, giới, chỉ số nhân trắc, triệu chứng lâm sàng.
Đặc điểm một số triệu chứng lâm sàng: nhóm A là nhóm nghiên cứu, nhóm B là nhóm chứng.
Bảng 1: Đặc điểm một số triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng
|
Nhóm A
n= 30 |
Nhóm B
n=30 |
P | ||
n=30 | % | n=30 | % | P>0,05 | |
Mệt mỏi (MM) | 30 | 100,00 | 30 | 100,00 | P>0,05 |
Chán ăn (CA) | 30 | 100,00 | 30 | 100,00 | P>0,05 |
Đầy bụng, khó tiêu (ĐB) | 30 | 100,00 | 30 | 100,00 | P>0,05 |
Đại tiện nát (TN) | 20 | 66,67 | 18 | 60,00 | P>0,05 |
Đại tiện (TT) | 07 | 23,33 | 05 | 16,67 | P>0,05 |
Vàng da, vàng mắt (VD) | 07 | 23,33 | 05 | 16,67 | P>0,05 |
Nước tiểu vàng (TV) | 18 | 60,33 | 16 | 53,33 | P>0,05 |
Đau hạ sườn phải (ĐH) | 10 | 33,33 | 12 | 40,00 | P>0,05 |
Ngứa (NG) | 11 | 36,67 | 09 | 30,00 | P>0,05 |
Nhận xét bảng 1:kết quả bảng 1 cho thấy không có sự khác biệt về các triệu chứng lâm sàng của 2 nhóm nghiên cứu và nhóm chứng điều trị.
Bảng 2: một số chỉ số cận lâm sàng
Nhận xét bảng 2: không có sự khác biệt về xét nghiệm sinh hóa của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng.
Bảng 3: Thay đổi triệu chứng lâm sàng sau điều trị
Triệu chứng | Nhóm | Kết quả | P | |||||
Hết | Giảm | Không đổi hoặc tăng | ||||||
n | % | % | % | |||||
Mệt mỏi | A n=30 | 8 | 26,67 | 22 | 73,33 | 0 | 0 | p>0,05 |
B n=30 | 9 | 30,0 | 21 | 70,0 | 0 | 0 | ||
Chán ăn | A n=30 | 8 | 26,67 | 22 | 73,33 | 0 | 0 | p>0,05 |
B n=30 | 6 | 20,0 | 24 | 80,0 | 0 | 0 | ||
Đầy bụng | A n=30 | 11 | 36,67 | 19 | 63,33 | 0 | 0 | P<0,05 |
B n=30 | 7 | 23,33 | 17 | 56,67 | 6 | 20,0 | ||
Đại tiện nát | A n=20 | 13 | 65,0 | 5 | 25,0 | 2 | 10,0 | p>0,05 |
B n=18 | 11 | 61,11 | 4 | 22,22 | 3 | 16,67 | ||
Đại tiện táo | A n=7 | 7 | 100,0 | 0 | 0 | 0 | 0 | p>0,05 |
B n=5 | 5 | 100,0 | 0 | 0 | 0 | 0 | ||
Vàng da, vàng mắt | A n=7 | 6 | 85,71 | 1 | 14,29 | 0 | 0 | p>0,05 |
B n=5 | 4 | 80,00 | 1 | 20,00 | 0 | 0 | ||
Tiểu vàng | A n=18 | 15 | 83,33 | 1 | 5,5 | 2 | 11,12 | p>0,05 |
B n=16 | 12 | 80,0 | 2 | 13,33 | 2 | 6,67 | ||
Đau hạ sườn phải | A n=10 | 5 | 50,0 | 3 | 30,0 | 2 | 20,0 | p>0,05 |
B n=12 | 5 | 41,67 | 4 | 33,33 | 3 | 25 | ||
Ngứa | A n=11 | 9 | 81,82 | 2 | 18,18 | 0 | 0 | p>0,05 |
B n=9 | 6 | 66,67 | 3 | 33,33 | 0 | 0 |
Nhận xét bảng 3: Các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, đại tiện táo, đại tiện nát, vàng da, tiểu vàng, đau hạ sườn phải, ngứa đều hết và giảm với tỷ lệ từ 80-100% tùy theo từng triệu chứng. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm với p>0,05. Tuy nhiên triệu chứng đầy bụng khó tiêu ở nhóm nghiên cứu đều hết hoặc giảm.Ở nhóm chứng có 6/30 bệnh nhân không giảm, chiếm tỷ lệ 20%. Giữa 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 4: Thay đổi triệu chứng cận lâm sàng sau điều trị
Chỉ số | Nhóm | Kết quả | |||||
Về bình thường | Giảm | Không đổi hoặc tăng
|
|||||
n | % | n | % | n | % | ||
ALT
(U/I) |
A n=30 | 17 | 56,66 | 12 | 40,0 | 1 | 3,34 |
B n=30 | 18 | 60,0 | 11 | 36,66 | 1 | 3,34 | |
P | P>0,05 | ||||||
AST
(U/I) |
A n=30 | 17 | 56,66 | 12 | 40,0 | 1 | 3,34 |
B n=30 | 19 | 63,33 | 10 | 33,33 | 1 | 3,34 | |
P | P>0,05 | ||||||
Bilirubin TP | A n=7 | 7 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
B n=5 | 5 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nhận xét bảng 4: sau điều trị các chỉ số cận lâm sàng phần lớn về bình thường hoặc giảm, không có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm.
Bảng 5: Đánh giá chuyển huyết thanh
Marker | Nhóm NC | Nhóm chứng | ||||
Trước ĐT | Sau ĐT | Chuyển HT | Trước ĐT | Sau ĐT | Chuyển HT | |
HBsAg (+) | 30 | 30 | 0 | 30 | 30 | 0 |
HBeAg (+) | 5 | 4 | 1 | 4 | 3 | 1 |
AntiHBe (+) | 25 | 26 | 26 | 27 |
Nhận xét bảng 5:
– Sau điều trị cả 2 nhóm đều có 1 trường hợp chuyển huyết thanh HBeAg trở nên âm tính và xuất hiện anti HBe dương tính.
– Không có trường hợp nào HBsAg chuyển sang âm tính.
– Can tỳ thấp nhiệt là thể tương ứng với giai đoạn đầu của bệnh với yếu tố thấp nhiệt nổi bật, ở giai đoạn này tương ứng với giai đoạn cấp và đợt tiến triển của viêm gan mạn tính.
– Can uất tỳ hư: thấp nhiệt ảnh hưởng đầu tiên tới tạng tỳ, đặc trưng của thể này là các chứng trạng đường tiêu hóa: ăn kém, đầy bụng, chậm tiêu… Tương ứng với y học hiện đại là viêm gan mạn tính ổn định.
– Qua nghiên cứu thấy các triệu chứng lâm sàng của thể can tỳ thấp nhiệt được cải thiện nhiều hơn thể can uất tỳ hư.
4.Tác dụng không mong muốn của thuốc:
– Tất cả các bệnh nhân khi dùng thuốc đều không có bất kỳ những tác dụng không mong muốn nào biểu hiện lâm sàng.
– Thuốc không thấy ảnh hưởng đến chức năng thận sau điều trị, thể hiện qua các chỉ số ure, creatinin và không có sự thay đổi công thức máu không có ý nghĩa thống kê p>0,05.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chè tan Livcol có tác dụng phục hồi chức năng gan.
– Các triệu chứng chán ăn đầy bụng khó tiêu là nhờ các vị thuốc kiện tỳ hòa vị, bệnh nhân hết đầy bụng khó tiêu, ăn uống được đó là một trong những yếu tố làm giảm bớt mệt mỏi.
– Trong thành phần Livcol có nhiều vị thuốc thanh nhiệt giải độc giúp cho cải thiện tốt triệu chứng vàng da vàng mắt.
So sánh với các nghiên cứu khác cho thấy: kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Kinh, Ngô Gia Huy đánh giá tác dụng của thuốc Liv-94 thấy tỷ lệ giảm và mất triệu chứng lâm sàng từ 62-96% tùy theo các triệu chứng, nghiên cứu của Phạm Đức Dương với thuốc VG 99, sau 2 tháng điều trị có kết quả tốt là 66,6%, khá là 27,84%. Kết quả điều trị của chúng tôi là tương đương (làm hết và giảm với tỷ lệ 80-100% tùy theo triệu chứng).
Kết quả nghiên cứu cho thấy chè tan Livcol có tác dụng phục hồi chức năng gan.
– Lâm sàng: các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, đại tiện táo, đại tiện nát, vàng da, tiểu vàng, đau hạ sườn phải, ngứa đều hết và giảm với tỷ lệ từ 80-100% tùy theo từng triệu chứng.
– Cận lâm sàng:
+ Transaminase: ALT về bình thường chiếm 56,7%, giảm chiếm 40%, không hiệu quả chiếm 3,3%.
+ Bilirubin: Bilirubin về bình thường trong tất cả 7/30 bệnh nhân nghiên cứu.
+ Tác dụng trên các thể YHCT: Livcol có tác dụng trên thể Can nhiệt tỳ thấp tốt hơn thể Can uất tỳ hư.
– Thuốc an toàn, không độc và không có tác dụng không mong muốn.
BS Nguyễn Văn Dũng
TÀI LIỆU THAM KHẢO: