TRUNG Y HỎA LIỆU (TT1)
(中医火疗/ 张泽方,宋家良—黑龙江科学技术出版社,2015)
Dịch giả: TS.BS. Nguyễn Văn Dũng – Trưởng đơn vị du lịch chữa bệnh
( Health tourism unit) – Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng.
Chương 1. Tổng quan trung y hỏa liệu
Tiết 1. Định nghĩa trung y hỏa liệu
Trung y hỏa liệu là dùng khăn đặt trên bề mặt cơ thể làm vật dẫn, đốt cháy cồn làm nguồn nhiệt, phim thuốc sau khi đốt nhiều lần; tổng hợp nhiệt lực ôn hòa của cồn đốt cháy, tác dụng dược lý của thuốc và nhiệt lực ôn hòa; thông qua đường truyền kinh lạc, ôn thông khí huyết, phù chính khứ tà, là một liệu pháp ngoại trị trong điều trị bệnh tật và chăm sóc sức khỏe.
Tiết 2. Nguồn gốc của trung y hỏa liệu
1. Trung y hỏa liệu bắt nguồn từ sự phát minh ra lửa:
Lửa là hiện tượng vật chất trong quá trình đốt cháy phát tán ra ánh sáng và nhiệt, là một phương thức giải phóng năng lượng. Dùng lửa cung cấp nhiệt, ánh sáng là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại. Người phát minh ra lửa, theo truyền thuyết Trung Quốc là Toại Nhân. Con người ban đầu giữ lửa từ nguồn lửa sản sinh trong tự nhiên, sau đó học được cách sử dụng khoan cây lấy lửa hoặc gõ đá để chủ động lấy lửa. Biết cách sử dụng lửa khiến cho con người có thể chuyển đến sinh sống ở những nơi khí hậu khá lạnh; lửa được dùng để nấu chín thức ăn, chiếu sáng, sưởi ấm, xua đuổi dã thú,…. Nghiên cứu khảo cổ học biểu hiện rõ loài người một trăm vạn năm trước đã sử dụng lửa, nhưng kỹ năng sử dụng lửa thì khoảng bốn mươi vạn năm trước mới phổ biến.
Phát hiện và sử dụng lửa có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với cuộc sống và sự phát triển của nhân loại, đồng thời cũng tạo ra các điều kiện tiên quyết cần thiết cho việc hình thành hỏa liệu. Theo kết quả nghiên cứu, dùng lửa trị bệnh phải tính từ lúc người nguyên thủy biết dùng lửa; một bộ phận bị đau nào đó được hơ trên lửa hoặc để gần hòn đá nóng sẽ cảm thấy dễ chịu, hoặc vô tình bị bỏng lửa mà hết đau, từ đó biết được việc hơ lửa có thể chữa bệnh. Theo đó nhận thức của con người về việc hơ lửa chữa bệnh càng sâu sắc; và việc tích lũy kinh nghiệm ứng dụng, phương tiện và phương pháp hơ lửa chữa bệnh cũng không ngừng cải tiến. Bắt đầu sử dụng một số vật liệu đốt cháy, xông, ủi ấm những bộ phận trên bề mặt cơ thể, đạt đến mục đích phòng trị bệnh. Như nhiệt phu pháp, cứu liệu pháp,…. <Thuyết văn giải tự> của Hứa Thận đời Hán viết: ”cứu, chước dã, tùng hỏa” (cứu, là đốt, từ lửa). Cứu trong <Hán ngữ từ điển> giải thích là thiêu (đốt). Ngãi cứu là một phương pháp điều trị thông qua đốt ngãi ở một bộ phận cụ thể trên bề mặt cơ thể đạt tới mục đích phòng và chữa bệnh; cơ chế này đầu tiên chính là có liên quan tới bộ phận đốt nóng của lửa, là khuôn mẫu điển hình của việc dùng lửa trị bệnh. thời Xuân Thu ghi: ”bỉ thái ngãi hề”. Tây Hán Mao Hanh và Mao Cận truyền giải: ”ngãi sở dĩ liệu tật” (ngãi dùng trị bệnh). Từ việc thời cổ xưa vận dụng thực tế lâm sàng sớm hơn đặc điểm Hán tự ghi chép cho thấy nước ta bắt đầu sử dụng một số vật liệu đốt cháy, phương pháp xông hoặc ủi ấm bộ phận trên bề mặt cơ thể để trị bệnh và phòng bệnh, muộn nhất cũng không thể muộn hơn thời Tây Chu, ở thời Xuân Thu Chiến Quốc đã rất thịnh hành. Dùng sức nóng của lửa trị bệnh, trong các tư liệu cổ đại có ghi chép rất nhiều. giảng: ”mạch trung chi huyết, ngưng nhi lưu chi, phất chi hỏa điều, phất năng thủ chi” (máu trong mạch, ngưng và lưu lại, không có lửa điều khiển không thể mang nó đi); : ”âm dương giai hư, hỏa tự đang chi; …. kinh hãm hạ giả, hỏa tự đang chi; kinh lạc kiên khẩn, hỏa sở trị chi” (âm dương đều hư, lửa tất chữa được;… chỗ nào bị chiếm, lửa tất chữa được; kinh lạc không thông, lửa sẽ chữa được). Do đó có thể thấy, hỏa trị lúc đương thời đã có nghiên cứu rất sâu, được ứng dụng rộng rãi, phạm vi điều trị rất rộng; có một số bệnh khi dùng trung dược hoặc các phương pháp trị liệu khác không tốt thì có thể dùng hỏa, đạt được hiệu quả trị liệu khá tốt.
Hỏa liệu theo ứng dụng của lửa mà nảy sinh, và trong ứng dụng thực tiễn không ngừng phát triển. Đây chính là nguồn gốc của trung y hỏa liệu.
2. Trung y hỏa liệu bắt nguồn từ việc phát minh rượu
Nước ta là quê hương của rượu, cũng là nơi khởi nguồn của văn hóa rượu, là một trong những nước nấu rượu sớm nhất trên thế giới. Nấu rượu ở nước ta đã có lịch sử lâu đời. Trong lịch sử văn minh mấy ngàn năm của Trung Quốc, rượu và sự phát triển văn hóa về cơ bản là tiến hành đồng bộ. Rượu xưa đại thể chia làm 2 loại: một là các loại quả hạt nấu thành rượu màu; hai là rượu chưng cất, tức rượu trắng. Theo <Thần Nông bản thảo> ghi chép, rượu khởi nguồn từ xa xưa với thời đại Thần Nông. <Thế bản bát chủng> Trần Kỳ Vinh cho rằng: Nghi Địch thủy tác, tửu lao biến ngũ vị, Tiểu Khang tác mạt tửu” (Nghi Địch chế rượu đầu tiên, rượu hỗn hợp, biến 5 vị, Tiểu Khang làm rượu cỏ). Nghi Địch, Tiểu Khang đều là người triều Hạ, tức vào thời nhà Hạ đã có rượu. Rượu nhắc đến ở trên, hiện nay thấy đều thuộc loại rượu quả; rượu quả nồng độ cồn dưới 20%, là không thể đốt cháy. Sau khi ứng dụng kỹ thuật chưng cất mới bắt đầu nấu rượu trắng; rượu chưng cất nồng độ cồn có thể cao đến trên 60%, gặp lửa đã có thể cháy. Trong các tư liệu đời Thanh có ghi chép việc chưng cất rượu và dụng cụ chưng cất rượu, như <Ẩm thiện chính yếu> sáng tác năm 1331. Cho nên đầu thế kỷ 14, nước ta đã có chưng cất rượu. Đề xuất quan điểm này sớm nhất là nhà y học đời Minh Lý Thời Trân. Ông viết trong <Bản thảo cương mục>: ”thiêu tửu phi cổ pháp dã, tự Nguyên thời thủy sáng. Kỳ pháp dụng nồng tửu hòa tao, chưng lệnh khí thượng, dụng khí thừa thủ trích lộ, phàm toan hoại chi tửu, giai khả chưng thiêu”. (nấu rượu không phải phương pháp cổ xưa, khởi đầu từ thời nhà Nguyên. Phương pháp là dùng rượu đặc và bã rượu, chưng cho hơi lên, dùng dụng cụ hứng lấy giọt sương, phàm là rượu lên men, đều có thể nấu).
Từ xưa đến nay, giá trị dược dụng của rượu luôn được xem trọng. Nó ôn thông kinh lạc, vận khí huyết, hành dược thế, thường dùng để ngâm rượu thuốc, uống trung dược, bôi trung dược, lau tắm hạ nhiệt. Đồng thời với dược dụng của rượu, với sự xuất hiện của rượu trắng sau kỹ thuật chưng cất, dùng phương pháp đốt rượu điều trị và phòng bệnh dần dần lưu hành trong dân gian. Như trảo tửu liệu pháp, cũng gọi là tửu hỏa liệu pháp, chính là đem rượu thuốc hoặc rượu trắng đổ vào trong chén, dùng lửa đốt; người điều trị dùng tay chấm rượu đang đốt, xoa nhanh ở chỗ đau của người bệnh; là một phương pháp lợi dụng tác dụng ấm thông của rượu và lửa để trị bệnh. Dùng hình thức đốt nóng rượu để điều trị và phòng bệnh là bước tiến và phát triển của kỹ thuật hỏa liệu về sử dụng vật liệu đốt cháy; đối với sự hình thành của trung y hỏa liệu nó đóng vai trò khai sáng, là nguyên mẫu của sự hình thành trung y hỏa liệu.
Nồng độ cồn của rượu trắng uống thông thường từ 60% trở xuống (số ít từ 60% trở lên), rượu trắng đã lọc đến 75% trở lên là cồn dùng trong y tế, lọc đến trên 99,5% là cồn etylic. Cồn không màu trong suốt, dễ bay hơi, dễ cháy, là nguồn năng lượng đốt không thể thay thế trong trung y hỏa liệu. Vì vậy, phương pháp chưng cất sử dụng kỹ thuật lọc cồn là điều kiện căn bản cho sự phát triển của trung y hỏa liệu.
3. Phim thuốc trung y hỏa liệu có nguồn gốc từ phương pháp bôi dán
Phu thiếp liệu pháp là chỉ một phương pháp dưới sự chỉ đạo của lý luận cơ bản trung y, dựa vào nhu cầu điều trị đem các loại thuốc khác nhau chế thành dạng thuốc tương ứng, bôi dán ở chỗ đau hoặc ở một huyệt vị nhất định; thông qua tác dụng dược lý ở cơ biểu; truyền qua kinh lạc, tạng phủ; từ đó đạt được mục đích trị liệu.
Các ghi chép có liên quan đến thuốc bôi dán để trị bệnh phục hồi sức khỏe, sớm nhất có thể kể đến sách lụa <Ngũ thập nhị bệnh phương> đào được ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam. Trong đó có ghi ”dĩ tiển ấn kỳ trung điên”, tức lấy lá tía tô giã nát bôi dán ở huyệt bách hội, khiến cho bộ phận da phát đỏ điều trị rắn độc cắn. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, người ta đã có nhận thức nhất định về hiệu quả trị liệu và tác dụng của phương pháp bôi dán, đồng thời từng bước vận dụng lâm sàng phương pháp này. Trong ghi ”túc âm dương chi cân…..giáp cân hữu hàn, tắc cấp dẫn giáp di khẩu, hữu nhiệt tắc cân trì tung hoãn, bất thắng thu cố tịch, trị chi dĩ mã cao, cao kỳ cấp giả, dĩ bạch tửu hòa giai, dĩ đồ kỳ hoãn giả….” nghĩa là dùng mã cao, bạch tửu và quế tửu, bôi 2 bên mặt để trị khẩu tịch, tức mắt lệch miệng méo. Được hậu thế khen ngợi là khởi thủy của cao dược, mở đầu của ngành cao dược hiện đại.
Thời kỳ Tấn Đường, với sự phát triển của châm cứu học, các y gia kết hợp công hiệu của kinh lạc thự huyệt và ngoại phu liệu pháp, đã cho ra huyệt vị thiếp phu liệu pháp. <Trửu hậu bị cấp phương> của Cát Hồng có ghi chép nhiều phương diện của bôi dán huyệt vị trị bệnh; ngoài tuân theo phương pháp trong ”lệnh nhân ký kỳ phúc, nịch tề trung” ra, còn nhắc đến: ”trị hàn nhiệt chư chứng, lâm phát thời, đảo đại phụ tử hạ sư, dĩ khổ tửu (tức thố) hòa chi, đồ bối thượng (tương đương đại chùy huyệt hoặc bối du huyệt)” (trị các chứng hàn nhiệt, lúc mới phát, giã nát đại phụ tử, sàng qua, lấy giấm hòa vào, đắp lên vai); và thường dùng a thị huyệt làm chỗ bôi thuốc, như rắn độc cắn, ”đảo giới truyền chi” (giã rau kiệu dẫn nọc độc); đồng thời đưa vào lượng lớn cao dược dùng ngoài như tục đoạn thanh, đan sâm thanh, hùng hoàng cao, ngũ độc thần cao…, chú thích rõ phương pháp chế dụng cụ thể. Thời Tống, Minh; trung dược ngoại trị liệu pháp không ngừng cải tiến, đổi mới, nội dung liệu pháp bôi dán huyệt vị vô cùng phong phú. Nhiều sách y học nổi tiếng đời Tống như <Thái bình thánh huệ phương>, <Thánh tế tổng lục>, <Phổ tế bản sự phương>, đều có ghi chép liệu pháp bôi dán huyệt vị. Đời Minh, ghi nhận đối với liệu pháp bôi dán huyệt vị khá nhiều là <Bản thảo cương mục> của Lý Thời Trân. Như nhắc đến ”thủy khí thũng mãn; đại toán, điền loa, xa tiền tử đẳng thành phần; ngao cao thán thiếp tễ trung, thủy tùng tiện nịch nhi hạ, sổ nhật tức dũ. Tượng sơn dân nhân hoạn thủy thũng, dùng thử hữu hiệu” (thủy thũng khí đầy, dùng các thành phần: đại toán, điền loa, xa tiền tử nấu chung trong tễ cao dán, thủy theo tiểu tiện ra ngoài, vài ngày là khỏi. Người Tượng Sơn mắc thủy thũng, dùng phương pháp này hữu hiệu”. Chứng minh phương pháp bôi dán đến từ dân gian, nhưng rất hiệu nghiệm.
Đời Thanh là giai đoạn khá thành thục của liệu pháp bôi dán huyệt vị, xuất hiện nhiều sách chuyên về trung dược ngoại trị, <Cấp cứu quảng sinh tập> xuất bản năm 1805 là bộ sách chuyên khoa đầu tiên về ngoại trị của nước ta, tập hợp kinh nghiệm ngoại trị hơn ngàn năm trước, trong đó không thiếu phương pháp bôi dán huyệt vị. Cuối đời Thanh, bậc thầy ngoại trị Ngô Sư Cơ tập hợp rất nhiều thành tựu to lớn của ngoại trị pháp các đời trước, và sưu tập số lượng lớn phương thuốc ngoại trị gia truyền, kinh nghiệm trong dân gian; tiến hành tổng kết, hệ thống lại toàn bộ, viết thành sách <Lý thược biền văn>. Sách này không chỉ ghi lại nhiều dạng thuốc khác nhau dùng để bôi dán huyệt vị như cao, đơn, hoàn, tán, bính, xuyên, nê… cùng với nhiều phương thuốc hiệu nghiệm mà còn từ góc độ biện chứng luận trị trung y học giải thích rất là sâu sắc. Hai sách <Cấp cứu quảng sinh tập> và <Lý thược biền văn> hệ thống lý luận khá hoàn chỉnh, đánh dấu sự thành thục của liệu pháp bôi dán.
Hỏa liệu dịch dùng trong trung y hỏa liệu, là theo sự nghiên cứu phát triển của tinh hoa phu thiếp dụng tễ các đời trước. Trung y hỏa liệu bạc mô phu thiếp dược dịch phương pháp, là ứng dụng thực tế trong hỏa liệu của phương pháp bôi dán, là sự kế thừa và phát triển của phương pháp bôi dán.
4. Trung y hỏa liệu bắt nguồn từ đổi mới và phát triển
Trung y hỏa liệu hiện nay bắt đầu sau thế kỷ 21, lấy vật lý trị liệu làm phương tiện điều trị quan trọng của nó, có nguồn gốc từ các liệu pháp dân gian truyền thống như đốt, tửu liệu, bôi dán…; là trong quá trình đấu tranh trường kỳ với tự nhiên và bệnh tật không ngừng tổng kết kinh nghiệm, hình thành phát triển một liệu pháp ngoại trị phương thức mới hiện đại, đồng thời cùng với sự trỗi dậy của khoa học hiện đại không ngừng phát triển và hoàn thiện.
Trung y hỏa liệu là kế thừa trung y ngoại trị liệu pháp truyền thống. Trung y ngoại trị liệu pháp có từ cổ xưa, được liệt vào một trong mười đại liệu pháp của trung y. Trung y ngoại trị liệu hiệu quả đặc biệt, tác dụng nhanh chóng, lịch sử lâu dài; có đặc điểm giản, tiện, nghiệm; bao gồm châm cứu, xoa bóp, xông tắm, châm đao, bôi dán, cao dược, tề liệu, túc liệu, nhĩ huyệt liệu pháp, vật lý liệu pháp… hơn trăm phương pháp. Phạm vi trị liệu khắp trong, ngoài, phụ, nhi, xương, da, ngũ quan, đường ruột…; so sánh với nội trị pháp, có cái hay là cùng đến đích bằng con đường khác nhau, khác cách làm mà cùng hiệu quả; cho nên có thuyết ”lương đinh bất phế ngoại trị” (thầy thuốc giỏi không bỏ ngoại trị). Trung y hỏa liệu thuộc trung y ngoại trị liệu pháp; trung y hỏa liệu dùng ôn nhiệt kích thích điều trị và phòng bệnh, là sự kế thừa đối với ngoại trị liệu pháp dùng cứu, xông, hun, tắm, ủi, bôi nóng…; trung y hỏa liệu dùng cồn làm phương pháp lấy nhiệt năng lượng, là sự kế thừa đối với ngoại trị liệu pháp dùng ngãi, thủy, tửu, điện… làm nguồn nhiệt; trung y hỏa liệu dùng phim thuốc, là sự kế thừa đối với các phương pháp ngoại trị như bôi dán, xoa, xông tắm, đắp rửa….
Trung y hỏa liệu là sự đổi mới phát triển của trung y ngoại trị liệu pháp truyền thống. Nó không phải là sao chép và kế tục đơn giản mà là trên cơ sở kế thừa, tổng hợp và sáng tạo một liệu pháp mới. Nó không giống với liệu pháp đốt truyền thống; liệu pháp đốt truyền thống là trực tiếp đốt bộ phận nào đó trên cơ thể nhằm mục đích trị và phòng bệnh, trung y hỏa liệu thì dùng khăn làm vật truyền dẫn, cách nhiệt trị và phòng bệnh. Nó không giống tửu hỏa liệu pháp; trung y hỏa liệu dùng cồn làm nguồn nhiệt, không phải trực tiếp đốt rượu tác dụng lên thân thể; giống nhau là dùng rượu hoặc cồn, dụng pháp của chúng là có điểm khác nhau. Nó không giống với liệu pháp bôi dán cổ xưa; phim thuốc chỉ có người hiện đại mới có thể làm được: nó dùng vật phẩm hiện đại, lọc cao độ cồn là người hiện đại làm được, màng mỏng nhựa cũng là người hiện đại sản xuất. Trung y hỏa liệu đem các liệu pháp truyền thống như thiêu chước liệu pháp, tửu liệu, phu thiếp… qui về một liệu pháp; đem tinh hoa của các liệu pháp hòa về một mối, đem các thao tác rườm rà của các liệu pháp làm thành giản tiện; là một đóa hoa lạ mới nở trong rừng hoa trung y ngoại trị liệu pháp.
Tiết 3. Đặc điểm của trung y hỏa liệu
1. Dụng phẩm đơn giản
Cồn, khăn, phim và hỏa liệu dịch là 4 đồ dùng chủ yếu của trung y hỏa liệu, những đồ khác đều là phụ trợ. Toàn bộ đồ dùng điều trị có thể đựng trong 1 cái gùi, mang theo bên người; không chỉ có thể tiến hành điều trị ở các cơ sở y tế hoặc nhà bệnh nhân, chỉ cần phòng cháy và điều kiện nhiệt độ cho phép thì có thể điều trị cho người bệnh mọi lúc mọi nơi.
2. Dễ học dễ dùng
Trung y hỏa liệu có nguồn gốc sâu xa từ dân gian, lưu hành trong bá tánh và thường xuyên sử dụng, cho nên dễ được quảng đại quần chúng tiếp nhận, dễ học dễ dùng dễ phổ biến. Không cần có đủ các điều kiện đặc thù như học thuật, chuyên môn, chức nghiệp hoặc kinh nghiệm; không cần các thiết bị y học cao, tốt, đỉnh hoặc đặc thù; qua học tập đơn giản thì có thể nắm bắt được điểm cốt lõi, bất kể là người yêu thích trung y ngoại trị trong dân chúng hay thầy thuốc, người bệnh hay người nhà, đều có thể học tập và vận dụng, học tập và vận dụng mọi lúc mọi nơi.
3. Bề mặt tác động lớn
Ở bộ phận tác động, trung y hỏa liệu có thể tác động đến toàn thân bất cứ bộ phận nào; ở diện tích tác động, có thể căn cứ vào nhu cầu hiệu quả điều trị để lựa chọn, không có hạn chế. Cứu pháp, châm pháp, phu thiếp pháp tác động đều là một điểm, một huyệt vị; còn trung y hỏa liệu tác động là một bề mặt, bao gồm tất cả các huyệt vị và kinh lạc có ở bề mặt tác động. Từ điểm biến thành bề mặt không chỉ là cải biến diện tích, mà điều quan trọng hơn là mở rộng hiệu quả tác động.
4. Phim thuốc
Sử dụng phim thuốc toàn bộ diện tích bề mặt tác động là sáng tạo đổi mới của trung y hỏa liệu; đặc điểm của nó là che phủ toàn bộ bề mặt tác động, không hại da, cảm giác dễ chịu, làm cho thuốc thấm qua da toàn bộ diện tích bề mặt tác động.
5. Truyền dẫn nhiệt
Trung y hỏa liệu cải biến phương pháp ngoại trị liệu pháp trực tiếp đốt thêm nhiệt trên da hoặc dùng vật liệu đốt trực tiếp làm nóng da, đổi dùng khăn dẫn nhiệt làm ấm da. Đặc điểm của khăn dẫn nhiệt là thao tác an toàn, bề mặt tác động lớn, tính giữ ấm tốt, thời gian nóng dài, tiện cho thao tác.
6. Tăng nhiệt độ thuốc
Thuốc hỏa liệu có công hiệu tăng nhiệt, sau khi bôi lên da, tiếp nhận sức nóng truyền dẫn của cồn đốt, khiến cho da ấm nóng thời gian dài, tiếp tục kích thích nóng da, tăng cường sự hấp thu thẩm thấu thuốc.
7. Đa hiệu hợp nhất
Trung y hỏa liệu khác biệt với các phương pháp làm nóng đơn nhất hoặc bôi dán thuốc khác; nó là tổng hợp liệu pháp làm nóng, công hiệu thuốc, kinh lạc truyền dẫn đa hiệu hợp nhất, tập hợp những cái hay của nhiều phương pháp về một phương pháp, phương pháp đơn giản, hiệu quả tốt nhất.
8. Không có phản ứng xấu
Trung y hỏa liệu dùng cồn y tế làm nguồn nhiệt và thông qua khăn truyền dẫn làm nóng da, trong quá trình dẫn nhiệt cơ thể không tiếp xúc bất kỳ hóa phẩm và đồ dùng nào khác. Hỏa liệu dịch là thuần trung dược pha chế, không có thêm vào bất kỳ hóa phẩm nào. Thuốc hấp thu qua da, rất ít thông qua tạng phủ, cũng không qua đường tiêu hóa, có thể tránh sự phá hoại tạng phủ và các loại men tiêu hóa, dịch tiêu hóa đối với sự phân giải thuốc; từ đó khiến cho thành phần hữu hiệu của thuốc được duy trì càng cao, phát huy tác dụng điều trị tốt hơn; còn có thể tránh được phản ứng xấu do thuốc kích thích đường ruột mà sinh ra. Tác động các bộ phận toàn thân, không có khu vực cấm; tác động các huyệt vị toàn thân, không có tử huyệt; tác động các kinh lạc toàn thân, không có bất kỳ nguy hiểm nào; phòng trị các loại bệnh tật, không có phản ứng xấu.
Chương 2: Cơ chế tác động của trung y hỏa liệu
Tiết 1. Cơ chế của trung y hỏa liệu
1. Ôn nhiệt kích thích:
Trung y hỏa liệu là một phương pháp điều trị tại một bộ phận nhất định của cơ thể, thông qua đốt cồn, khăn dẫn nhiệt kích thích và làm nóng thuốc sau khi bôi nhằm đạt được mục đích phòng trị bệnh. Cơ chế của nó đầu tiên có liên quan đến lửa cục bộ và làm nóng thuốc, cũng là nhân tố chủ yếu sản sinh hiệu quả điều trị. Chính là loại kích thích nóng này khiến cho vùng da tác động đầy đủ máu; giãn nở mao mạch; tăng cường tuần hoàn limpho và tuần hoàn máu ở bộ phận tác động; giảm thiểu và loại bỏ co giật cơ trơn; tăng cường năng lực chuyển hóa da; thúc đẩy tiêu tán hấp thu các sản vật bệnh lý: viêm, kết dính, dịch bài tiết, xung huyết. Đồng thời còn có thể làm tăng bài tiết tuyến mồ hôi, có lợi cho bài tiết chuyển hóa sản vật. Còn có thể mở rộng sự ức chế vỏ đại não; hạ thấp tính hưng phấn của hệ thần kinh; phát huy tác dụng trấn tĩnh, trấn thống. Đồng thời tác động nóng còn có thể thúc đẩy hấp thu thuốc.
Độ nóng của trung y hỏa liệu là ở diện tích lớn, nóng và giữ nóng là biện pháp làm cho người bệnh toàn thân ra mồ hôi, sinh ra ”phát hãn hiệu ứng”. Phát hãn là một trong những thủ pháp cơ bản của trung y trị bệnh; là một biểu tượng theo đuổi trong quá trình điều trị của trung y hỏa liệu; có chức năng giải biểu khứ tà, khứ phong trừ thấp, lợi thủy tiêu thũng, bài tiết các vật chất có độc có hại trong cơ thể; rất hữu hiệu trong việc làm sạch môi trường trong cơ thể, duy trì thân thể khỏe mạnh; đồng thời phát hãn rất hữu hiệu trong việc điều tiết vận chuyển phân bố thủy dịch trong cơ thể, vận hành và bài tiết.
2. Điều tiết kinh lạc
Học thuyết kinh lạc là nội dung trọng yếu của y học cổ truyền , cũng là cơ sở lý luận của trung y hỏa liệu.Cơ thể người là một thể hoàn chỉnh; lục phủ ngũ tạng, tứ chi bách hài là phối hợp nhịp nhàng với nhau; mối quan hệ phối hợp nhịp nhàng này chủ yếu là dựa vào tác động điều tiết kinh lạc thực hiện. Trung y hỏa liệu tác động ở kinh lạc huyệt vị, phòng trị ”tổng hợp hiệu ứng” bệnh tật, là do kết hợp hữu cơ giữa tác dụng lý hóa và tác dụng đặc thù kinh huyệt mà coosinh ra. Tác dụng dược tính và tác dụng ôn nhiệt của trung y hỏa liệu chỉ có tác động ở kinh lạc mới có thể tác động điều trị đến toàn thân. Kinh huyệt là nguyên nhân bên trong của tác động trung y hỏa liệu, mà dược tính và ôn nhiệt do trung y hỏa hiệu sản sinh là nguyên nhân bên ngoài của tác động trung y hỏa liệu. Kết hợp hữu cơ giữa nhân tố trong, ngoài mới có thể cùng nhau phát huy phòng trị ”tổng hợp hiệu ứng” bệnh tật của trung y hỏa liệu.
Nghiên cứu hiện đại thể hiện rõ kinh lạc huyệt vị có 3 đặc điểm lớn:
(1) Kinh lạc huyệt vị có tính nhạy bén với thuốc. Tức dùng phương pháp trung y hỏa liệu giống nhau, chọn huyệt vị nhất định và điểm thông thường trên cơ thể, tác dụng của nó khác nhau rõ rệt.
(2) Kinh lạc huyệt vị với tính phóng đại tác dụng thuốc. Kinh lạc không phải là một tuyến đường tuần hành đơn giản mà là hệ thống điều khiển nhiều tầng lớp, nhiều chức năng, nhiều hình thái. Khi tác động trung y hỏa liệu trên huyệt vị, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý nhiều tầng lớp. Trong quá trình tuần hoàn cảm ứng này; giữa chúng sản sinh sự kích thích lẫn nhau, tác động lẫn nhau, kết quả chồng lên nhau, dẫn đến hiệu ứng phóng đại về sinh lý.
(3) Kinh lạc huyệt vị với tính lưu trữ thuốc. Huyệt vị có tác dụng lưu trữ thuốc, các tính vật lý và hóa học của thuốc bị phá vỡ trong thời gian khá dài lưu lại ở huyệt vị hoặc phóng thích đến toàn thân, sản sinh tác dụng điều tiết toàn thể, khiến bệnh tật được chữa khỏi.
3. Điều tiết miễn dịch:
Cơ thể người thường gọi sức đề kháng của cơ thể đối với các dị vật bên ngoài đến xâm lấn, phân biệt và loại trừ dị vật là ”miễn dịch lực”. Điều tiết miễn dịch là chỉ cơ thể phân biệt và loại trừ kháng nguyên tính dị vật, duy trì trạng thái sinh lý cân bằng và tương đối ổn định. Điều tiết miễn dịch là dựa vào hệ thống miễn dịch để thực hiện. Khi tác dụng điều tiết miễn dịch không cân bằng chính là lúc chức năng miễn dịch thất điều, sẽ dẫn đến chức năng sinh lý rối loạn, chức năng miễn dịch thất điều và gốc tự do tổn hại có liên quan, gốc tự do trong cơ thể quá dư thừa tác động đến màng tế bào và mô , gây ra kết cấu dị thường và chức năng chướng ngại, dẫn đến tế bào miễn dịch hoạt tính xuống thấp, sản lượng kháng thể hạ, chức năng tế bào miễn dịch và chức năng dịch thể miễn dịch hạ thấp. Rất nhiều tác dụng điều trị của trung y hỏa liệu cũng là thông qua thực hiện điều tiết chức năng miễn dịch cơ thể; loại tác động này có đặc tính điều tiết 2 hướng, tức người có chức năng miễn dịch xuống thấp có thể khiến nó lên cao, người có chức năng miễn dịch lên cao có thể khiến nó xuống thấp; đồng thời ở trạng thái bệnh lý, loại tác dụng điều tiết này càng rõ rệt.
4. Dược lý công hiệu
<Lý thược biền văn>: ”ngoại trị chi lý, tức nội trị chi lý, ngoại trị chi dược, diệc tức nội trị chi dược, sở diệc giả pháp nhĩ” nói rõ thuốc uống hữu hiệu cũng có thể làm thuốc bôi ngoài. Bệnh từ ngoài vào, từ ngoài tới trong. Bệnh từ nội sinh, biểu hiện ra bên ngoài, cũng có thể ngoại trị, không ngoại trị không thể nội trị. Trung y hỏa liệu sử dụng màng dùng ngoài đắp thuốc thông qua da, kinh huyệt, kinh mạch phát huy tác dụng, đạt mục đích,vì biểu thải độc, vì kinh thông tạng, vì huyệt trừ tà, phù chính cường thân. Sau khi đắp thuốc, thuốc thông qua 3 bước ngấm qua da hấp thu:
– Một là phóng thích, chỉ thuốc từ trong nhóm phóng thích ra lan truyền đến da hoặc dán trên màng. Trong thuốc bôi dán có chứa chất hoạt tính bề mặt và tăng công năng nhiệt có thể thúc đẩy hấp thu khuếch tán thụ động, tăng thêm tỷ lệ ngấm thuốc cho màng lipid biểu bì.
– Hai là xuyên thấu, chỉ thuốc ngấm qua biểu bì tiến vào nội bì. Trung y hỏa liệu trong quá trình tác động, biện pháp ôn nhiệt và bảo ôn làm cho người bệnh toàn thân ra mồ hôi, sản sinh ”phát hãn hiệu ứng”. Sau khi đắp thuốc, thuốc tăng công năng nhiệt tiếp tục tác dụng ở bề mặt cơ thể, màng che trùm bộ vị hình thành một trạng thái mồ hôi đóng kín khó bay hơi khuếch tán, làm cho lớp biểu bì chứa lượng nước tăng cao. Lớp biểu bì sau khi hydrat hóa thông qua huyết quản tiến vào cơ thể tuần hoàn và tác dụng đến toàn thân.
5. Tổng hợp công hiệu
Trung y hỏa liệu tác dụng đến cơ thể biểu hiện chủ yếu là một tác dụng tổng hợp, là các nhân tố ảnh hưởng lẫn nhau, bổ sung lẫn nhau, cùng nhau phát huy tác dụng điều trị toàn thể.
(1) Phương thức điều trị của trung y hỏa liệu là tổng hợp. Bất kể là tiểu chu thiên trung y hỏa liệu pháp, đại chu thiên trung y hỏa liệu pháp hay là cục bộ trung y hỏa liệu pháp; phương pháp đều bao gồm các yếu tố: ôn nhiệt kích thích, kinh lạc huyệt vị, đắp thuốc. Quan hệ giữa chúng là quan hệ hữu cơ, không phải là cô lập đơn nhất, thiếu một trong số đó tức mất đi tác dụng điều trị vốn có.
(2) Tác dụng điều trị là tổng hợp. Ôn nhiệt kích thích của trung y hỏa liệu điều chỉnh bộ phận khí huyết; ôn nhiệt kích thích phối hợp với thuốc, tất nhiên tăng thêm công hiệu của thuốc, bởi vì thuốc trong môi trường ôn nhiệt đặc biệt dễ hấp thu. Ôn nhiệt kích thích thực hiện ở huyệt vị; bản thân huyệt vị kích thích kinh khí, điều động chức năng kinh mạch làm cho nó phát huy vận hành khí huyết tốt hơn, tác dụng toàn bộ âm dương.
(3) Tính phản ứng của cơ thể và tác dụng điều trị là tổng hợp. Lâm sàng chứng minh, với những bệnh nhân bệnh giống nhau dùng trung y hỏa liệu giống nhau nhưng truyền cảm không giống nhau, hiệu quả trị liêu cũng không hoàn toàn giống nhau, là nguyên nhân gì, chính là tính phản ứng của cơ thể mỗi người khác nhau. Các yếu tố cần phải dưới sự chỉ đạo tư tưởng của quan niệm trung y chỉnh thể và biện chứng luận trị, lâm chứng tiến hành lựa chọn hợp lý, vận dụng linh hoạt, mới có thể phát huy hết tác dụng của trung y hỏa liệu.
Tiết 2. Tác dụng của trung y hỏa liệu
1. Ôn kinh tán hàn
Hoạt động sống bình thường của cơ thể phụ thuộc vào tác dụng của khí huyết, khí hành thì huyết hành, khí dừng thì huyết dừng, khí huyết lưu hành trong kinh lạc, hoàn toàn là do ”khí” đẩy. Các nguyên nhân như: ”hàn tắc khí thu, nhiệt tắc khí tật” (lạnh thì khí thu lại, nóng thí khí bệnh) đều có ảnh hưởng đến sự lưu hành của khí huyết, biến sinh bách bệnh. Mà khí ấm thì huyết hoạt, khí lạnh thì huyết rít, cũng là nói sự vận hành của khí huyết có đặc điểm gặp nóng thì tan gặp lạnh thì tụ. Cho nên Chu Đan Khê nói: ”huyết kiến nhiệt tắc hành, kiến hàn tắc ngưng” (huyết gặp nóng thì hành, gặp lạnh thì ngưng). Do đó , phàm là hết thảy bệnh khí huyết ngưng đọng không có nhiệt tượng, đều có thể dùng phương pháp ôn khí để điều trị. nói: ”mạch trung chi huyết, ngưng nhi lưu chỉ, phất chi hỏa điều, phất năng thủ chi”. Trung y hỏa liệu chính là ứng dụng ôn nhiệt kích thích và màng đắp thuốc, có tác dụng ôn kinh thông tý. Thông qua kích thích ôn nhiệt và đắp thuốc kinh lạc huyệt vị, có thể ôn kinh tán hàn, tăng cường cơ thể vân hành khí huyết, đạt mục đích lâm sàng thí trị. Cho nên trung y hỏa liệu có thể dùng cho huyết hành bất sướng ngưng đọng tích tụ gây ra tý chứng, tháo dạ; hiệu quả rất đáng kể.
2. Hành khí thông lạc:
Kinh lạc phân bố ở các bộ phận cơ thể. Trong liên kết tạng phủ; ngoài phân bố khắp thể biểu cơ nhục, xương cốt. Cơ thể bình thường, khí huyết trong kinh lạc lưu hành không nghỉ, tuần tự vận hành. Nếu do các nguyên nhân bên ngoài phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa xâm chiếm; cơ thể hoặc bộ phận khí huyết ngưng tụ, kinh lạc bị cản trở, tức có xuất hiện triệu chứng sưng đau và hàng loạt chức năng chướng ngại, lúc đó dùng trung y hỏa liệu có thể có tác dụng điều hòa khí huyết, khơi thông kinh lạc, cân bằng tác dụng cơ năng, trên lâm sàng có thể dùng cho mụn nhọt rôm sảy, bỏng lạnh, bí đái, không mang thai, vết thương té ngã; nhất là ngoại khoa, thương khoa ứng dụng khá nhiều.
3. Phù dương cố thoát
Cuộc sống nhờ vào dương khí là cơ bản, được điều đó thì sốngthọ, mất điều đó thì không thọ. Cho nên dương bệnh thì âm thịnh; âm thịnh thì là hàn, là quyết, hoặc nguyên khí hư hãm, mạch yếu muốn thoát, đúng như <Tố Vấn- Sinh khí thông thiên luận> nói: ”dương khí giả, nhược thiên dữ nhật, thất kỳ sở, tắc chiết thọ nhi bất chương”. Dương suy thì âm thịnh, âm thịnh thì là hàn, là quyết, thậm chí muốn thoát; dương khí suy vi thì âm khí độc thịnh, dương khí không thông qua tay chân thì tay chân lạnh. Hỏa của trung y hỏa liệu thuộc tính chất thuần dương, lại thêm nước thuốc nóng vốn thuộc dương, hai dương tương đắc, luôn có tác dụng phù dương cố thoát, đồng dương cứu nghịch, cứu vãn bệnh tật nguy cấp. Trên lâm sàng đa phần dùng hỏa liệu để ôn bổ, phù trợ dương khí hư thoát. Thường dùng cho trúng phong thoát chứng, đau bụng thổ tả cấp tính, bệnh lị; trung khí không đủ dẫn đến di niệu, thoát cang, âm đĩnh (trội) băng lậu, đái hạ, đàm ẩm cấp chứng.
4. Thăng dương cử hãm
Thăng dương, là chỉ dương khí sinh phát hoặc là nói nâng dương khí lên; cử hãm, là chỉ nâng cao chỗ hạ hãm hoặc khí hạ hãm. Do nguyên nhân dương khí hư nhược bất cố dẫn đến thượng hư hạ thực, khí hư bất hãm, xuất hiện các chứng thoát cang, âm đĩnh, tiết lâu lị lâu, băng lậu, hoạt thai. Trung y hỏa liệu không chỉ có tác dụng ích khí ôn dương, thăng dương cử hãm, an thai cố kinh mà còn giữ cho dương khí cố định, khơi thông da cũng có hiệu quả làm cho chức năng cơ thể hồi phục bình thường.
5. Thải độc tiết nhiệt
Trung y hỏa liệu có khả năng tán hàn, còn có khả năng thanh nhiệt, dùng nhiệt dẫn nhiệt làm cho nhiệt xuất ra ngoài, biểu hiện rõ tác dụng điều tiết song phương đối với trạng thái chức năng vốn có của cơ thể.
6. Phòng bệnh bảo kiện
Phát hiện lửa là sự phát triển của nhân loại tạo ra những tác dụng to lớn. Lửa thay đổi lịch sử ăn đồ sống,con người bắt đầu ăn chín; lửa thay đổi phương pháp chống lạnh của con người, bắt đầu dùng lửa chiến đấu với cái lạnh. Đây chính là con người bắt đầu dùng lửa phòng bệnh chăm sóc sức khỏe và bắt đầu phương pháp y liệu dùng lửa đơn giản điều trị bệnh tật. Theo nghĩa rộng, từ khi phát hiện và ứng dụng lửa, nhân loại liền bắt đầu hoạt động thực tiễn dùng lửa phòng bệnh chăm sóc sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Các y gia cổ đại đã sớm biết đến tính trọng yếu của dự phòng bệnh tật, đồng thời đề ra: lửa ngoài tác dụng điều trị còn có tác dụng dự phòng bệnh tật và chăm sóc sức khỏe, là một trong những phương pháp phòng bệnh bảo kiện. Sớm trong <Hoàng đế nội kinh- Tố vấn>, cổ nhân đã đề ra: ”thị cố thánh nhân bất trị dĩ bệnh trị vị bệnh, bất trị dĩ loạn trị vị loạn. Phù bệnh dĩ thành nhi hậu dược chi, tỉ do khát nhi xuyên tỉnh, đấu nhi chú chùy, bất diệc vãn hồ”. Xác định rõ ràng phòng bệnh quan trọng ở nguyên tắc trị bệnh. Đồng thời còn đề xuất: ”chính khí tồn nội, tà bất khả can, tà chi sở thấu, kỳ khí tất hư” nói rõ cơ thể người sự phát sinh bệnh tật có liên quan với sự thịnh hư của chính khí. Trong <Hoàng Đế Nội Kinh- Linh khu> nói: ”kinh hãm hạ giả, hỏa tắc đang chi, kinh lạc kiên khẩn, hỏa khả trị chi, âm dương giai hư, hỏa đang trị chi” đề ra lửa có thể chữa khỏi sự thiếu hụt âm dương, tăng cường khí nguyên dương cho cơ thể. Trung y hỏa liệu có thể ôn dương bổ hư; cho nên thường đốt đủ tam lí, trung quản thì có thể khiến cho khí dạ dày thường thịnh; mà dạ dày là biển thủy cốc, vinh vệ mà xuất ra thì lục phủ ngũ tạng đều nhận khí đó; khí dạ dày thường thịnh thì khí huyết đầy đủ. Mệnh môn là nơi ở của chân hỏa, là gốc rễ của người. Quan nguyên, khí hải là nơi tàng tinh chứa huyết; thường đốt huyệt có thể làm cho khí dạ dày thịnh, dương khí đủ, tinh huyết đầy; từ đó tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tà bệnh khó xâm phạm, đạt được công dụng phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe. Theo <Cựu đường thư> ghi chép: Liễu Công độ niên bát thập dư, bộ lý khinh khoái, biệt nhân vấn tha dưỡng sinh chi thuật, tha thuyết ”ngô vô tha thuật, duy sử khí hải thường ôn nhĩ” (Liễu Công tuổi ngoài 80, đi bộ nhanh nhẹn, người ta hỏi ông thuật dưỡng sinh, ông nói: ”tôi không có thuật gì cả, chỉ là làm cho khí hải luôn ấm mà thôi”. Đời Tống, sách ghi: ”Thiệu Hưng thời, hữu bộ tốt vương khởi, nhập trọng hồ wi đạo. Tằng ngộ dị nhân, thụ dĩ hoàng bách vãng thế chi pháp. Niên chí cửu thập, tinh thái du nhuận…. Hậu bị tróc, lâm hình tiền cáo hình quan viết: ”Mỗi hạ thu chi giao, tức luyện quan nguyên thiên chú, cửu cửu bất úy hàn thử, lụy nhật bất cơ. Chí kim tề hạ nhất khối, như hỏa chi nuãn. Khởi bất văn thổ thành chuyên, mộc thành thán, thiên niên bất hủ, giai hỏa chi lực dã”. Nếu dùng trung y hỏa liệu đốt bộ phận xương sống, có khả năng điều động đốc mạch, đái mạch, xung mạch và chức năng các dương kinh mạch hữu hiệu; và thông qua đái mạch, xung mạch điều tiết âm kinh toàn thân đồng thời tác dụng đến đại trùy huyệt, mệnh môn huyệt, yêu dương quan huyệt, trường cường huyệt… hơn 100 huyệt, các đường kinh lạc, kích thích thần kinh đốt sống 31 và chi phối chức năng khu vực, đạt đến công hiệu điều trị toàn thân cùng bệnh chứng tạng phủ và bảo kiện phòng bệnh.
Tóm lại, trung y hỏa liệu là phương pháp quan trọng để phòng bệnh chăm sóc sức khỏe. Thường dùng trung y hỏa liệu có thể khơi thông kinh lạc, thúc đẩy huyết dịch tuần hoàn, điều hòa doanh vệ, ổn định âm dương, bổ ích khí huyết, điều phối tạng phủ; đạt được mục đích trị bệnh cường thân, phòng lão kháng suy.
7. Tiêu ứ tán kết
nói: ”mạch trung chi huyết, ngưng nhi lưu chỉ, phất chi hỏa điều, phất năng thủ chi.” (huyết trong mạch, đọng và lưu lại, chẳng có lửa điều, chẳng thể lấy nó). Khí là thống soái của huyết, huyết theo khí hành, khí được ấm thì hành, khí hành thì huyết cũng hành. Trung y hỏa liệu có khả năng khiến cho khí cơ thông điều, doanh vệ hòa sướng, vì thế ứ kết tự tan. Cho nên, lâm sàng thường dùng cho bệnh khí huyết ứ trệ, như nhọt vú sơ khởi (viêm tuyến vú cấp tính), tràng nhạc (cổ kết hạch), bướu (nổi sưng cục ở da, cơ, gân cốt; có thuyết 5 bướu 6 u. 5 bướu: bướu gân, bướu máu, bướu thịt, bướu khí, bướu đá; 6 u: u gân, u máu, u thịt, u khí, u xương, u mỡ). Cơ thể con người cơ thịt, dây chằng, gân cốt một khi bị thương, cục bộ sản sinh ứ huyết; khiến cho kinh lạc ngưng trệ, khí huyết bất sướng; nếu ứ huyết không tiêu thì đau đớn không ngừng. Thông qua tác động trung y hỏa liệu ở các bộ phận tương ứng; có thể làm cho ứ huyết tiêu tán, kinh lạc được thông sướng, khí huyết được vận hành, đạt được mục đích ”thông thì không đau”. Trung y hỏa liệu đối với đau nhức thân thể, đau đầu, thống kinh đều có hiệu quả trị liệu tốt.
8. Tiêu thũng trấn thống
Hiệu ứng ôn nhiệt của trung y hỏa liệu và thẩm thấu thuốc có thể làm giảm nhẹ hoặc biến mất các cơn đau do nhiều nguyên nhân gây ra, đối với các cơn đau do nhiều nguyên nhân gây ra đều có hiệu quả chỉ thống khá tốt. Hiệu ứng ôn nhiệt và thẩm thấu thuốc có thể hạ thấp tính hưng phấn của thần kinh cảm giác, can thiệp việc truyền dẫn cơn đau và giảm đau thần kinh. Hiệu ứng ôn nhiệt và thẩm thấu thuốc có thể giảm co cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sự bài tiết chất gây đau, từ đó giảm đau co cơ. Hiệu ứng ôn nhiệt và thẩm thấu thuốc thúc đẩy hồi lưu tuần hoàn máu, tĩnh mạch, limpho và hấp thu chất tiết ra; làm cho sưng phồng thoái lui, lực phồng giảm, giảm nhẹ cơn đau do lực phồng của sưng phồng. Hiệu ứng ôn nhiệt và thẩm thấu thuốc có thể cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường cung cấp oxy; giảm đau do thiếu máu. Tác dụng nhiệt lượng thích hợp và thẩm thấu thuốc thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ, đẩy lui sưng phồng và bài tiết chất gây đau; hạ thấp cảm giác thần kinh hưng phấn; từ đó giảm đau viêm.
9. Ức khuẩn tiêu viêm
Phân tích dược lý chứng thực trong thuốc trung y hỏa liệu có thành phần dược lý kháng khuẩn, kháng virut; có tác dụng ức chế hoặc sát khuẩn. Hiệu ứng ôn nhiệt và thẩm thấu thuốc có thể thúc đẩy viêm chứng tiêu tán, đối với các loại viêm không có vết thương hở đều có hiệu quả rất tốt. Hiệu ứng ôn nhiệt và thẩm thấu thuốc làm tăng cường chức năng hệ thống thực bào đơn nhân, thực bào tăng lên, tế bào bạch cầu và bạch cầu trung tính tăng lên, tăng cường hoạt động nhai nuốt, tăng kháng thể và bổ thể, nâng cao sức miễn dịch, có lợi cho khống chế vi khuẩn gây bệnh. Cải thiện tuần hoàn máu khiến cho việc loại trừ các sản phẩm viêm, các chất thải chuyển hóa thêm nhanh. Tiểu động mạch và mao mạch giãn nở, cải thiện tuần hoàn máu, tăng nhanh hấp thu dịch tiết ra khiến cho sưng phồng giảm nhẹ. Tác dụng ở tuyến thượng thận có thể làm tăng cường chức năng vỏ thượng thận, tăng cường tổng hợp corticosteroids; đạt tác dụng tiêu viêm, nâng cao sức miễn dịch.
10. Mỹ dung mỹ thể
Trung y mỹ dung mỹ thể là lấy sức khỏe làm nền tảng của vẻ đẹp; nó là dựa vào kết quả đánh giá tổng hợp khí chất phong độ, tiêu chuẩn sức khỏe và tiêu chuẩn mỹ học đối với ngoại hình và diện mạo tinh thần nội tại của con người. Trung y hỏa liệu lấy quan niệm con người là một chỉnh thể hữa cơ làm chỉ dẫn; làm cân bằng âm dương, định yên tạng phủ, thông sướng kinh lạc, lưu thông khí huyết; để đạt mục đích chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, kéo dài nhan sắc, duy trì bảo vệ và sáng tạo vẻ đẹp tinh thần và hình thể con người. Trung y hỏa liệu dưỡng nhan mỹ thể thuộc về liệu pháp tự nhiên; hiệu quả lâu dài, ổn định; an toàn đáng tin; không có phản ứng xấu; tránh được nguy hại của mỹ phẩm và thuốc hóa học đối với cơ thể.
Muốn duy trì làn da mịn màng, mềm mại và tươi sáng thì cần phải bảo đảm đầy đủ khí huyết tân dịch và kiện toàn chức năng tạng phủ. Cho nên bảo dưỡng tạng phủ và khí huyết là phương pháp làm đẹp cơ bản. Phế mất bảo dưỡng, phế khí không đủ thì da không chắc, tính mịn màng và mềm mại kém; phế âm không đủ thì da mất nước và khô, khiến cho tính tươi sáng và mềm mại giảm. Tâm dương không đủ, tì dương hư nhược, thận dương suy yếu đều có thể khiến da mất ấm áp; khí huyết bất đạt khiến cho da trắng xanh, vàng héo, thậm chí đen xạm; cũng dễ bị ngoại tà tổn thương, tạo thành frostbite (bỏng lạnh); từ đó làm yếu đi tính mịn màng, mềm mại và tươi sáng. Gan chủ khơi thông, nếu gan mất bảo dưỡng, máu gan không đủ hoặc ứ huyết cản trở sẽ dẫn đến chức năng khơi thông bị mất, dịch mật tràn ra ngoài; da sẽ biến thành vàng xanh, tối hoặc thô ráp không tươi. Mặt là ”nơi hội tụ của các dương”, cũng chính là 6 nhánh dương kinh của 12 kinh lạc kết nối lên đầu; là nơi tập trung dương khí, khí huyết toàn thân; cũng là bộ phận tập trung thần khí; diện mạo, thần thái là nội dung quan trọng của biểu hiện thần khí. Cơ mặt, da mặt và ngũ quan vừa cần sự nuôi dưỡng và giữ ẩm của khí huyết toàn thân vừa cần sự thông suốt cùa tinh khí tạng phủ. Các bộ phận khác nhau ở mặt thuộc về các kinh lạc và tạng phủ khác nhau. Trung y hỏa liệu ở phương diện làm đẹp và điều trị bệnh da bị tổn hại đặc biệt độc đáo, từ đó thể hiện rõ nó ẩn chứa tiềm lực đặc thù. Nguyên lý chủ yếu:
– Một là giữ ẩm ngũ tạng, bổ dưỡng khí huyết. Lục phủ ngũ tạng cường thịnh là bảo chứng của trạng thái cơ thể khỏe đẹp, khí huyết đầy đủ thì cơ thể khỏe đẹp, dung mạo tươi tắn không bị khô. Khí huyết là một trong những vật chất cơ bàn nhất cấu thành cơ thể và duy trì hoạt động sống của cơ thể. Trung y hỏa liệu thông qua nhuận ngũ tạng, bổ ích khí huyết khiến thân thể kiện tráng, dung nhan kéo dài.
– Hai là khơi thông kinh lạc, hoạt huyết hành ứ. Chỉ có kinh lạc duy trì thông suốt, khí huyết vận hành không bị cản trở mới có thể có được cơ thể khỏe mạnh và dung mạo tươi tắn. Nếu kinh lạc không thông, khí huyết vận hành không suốt, tất gây ngừng và ứ, cơ da không được khí huyết dưỡng ẩm thì sắc diện không tươi, thậm chí dẫn đến phát sinh bệnh tật về da và ảnh hưởng đến vẻ đẹp. Trung y hỏa liệu thông qua khơi thông kinh lạc, hoạt huyết hành ứ, để có được hiệu làm đẹp tốt hơn.
– Ba là trừ phong thanh nhiệt, mát máu giải độc. Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa là 6 khí trong tự nhiên; khi khí hậu biến đổi dị thường hoặc khi khí trong cơ thể không đủ, sức đề kháng giảm thì lục khí trở thành nhân tố gây bệnh, xâm phạm cơ thể và gây bệnh, là nhân tố gây bệnh chủ yếu của bệnh ngoại cảm. Với làm đẹp mà nói, nguy hiểm nhất là phong tà, nhiệt tà; bởi vì phong tà thường là dẫn đầu gây bệnh ngoại tà; mà mặt, tóc, mắt đều lộ ra ngoài; các bộ phận này dễ bị phong tà tấn công nhất, mà nhiệt tà thì dễ kết hợp với phong tà nhất để tấn công vào kinh lạc, ảnh hưởng khí huyết vận hành; đồng thời nhiệt tà dễ hóa độc nhập vào máu, khiến máu bị đốt nóng, dẫn đến phát sinh nhiều bệnh tổn hại dung nhan. Trừ phong thanh nhiệt, mát máu giải độc là nguyên tắc chủ yếu của liệu pháp làm đẹp trong trung y hỏa liệu.
– Bốn là tiêu thũng tán kết, trừ thấp hết ngứa. Một số bệnh tổn hại dung nhan như mụn nhọt, rosacea đa số biểu hiện là sưng đỏ cục bộ và ngứa; đặc biệt là những bệnh ở mặt đó tích chứa lâu dài, phần lớn có liên quan với thấp tà. Do đó trung y hỏa liệu dùng phương pháp bổ trợ hạ khí, khứ phong thanh nhiệt để tiêu thũng tán kết, loại thấp dừng ngứa.
– Năm là làm da trắng sáng, tươi trẻ giảm nếp nhăn. Làn da trắng sáng hồng hào giàu tính đàn hồi không chỉ là tiêu chí khỏe mạnh mà còn là vẻ đẹp quyến rũ. Trung y hỏa liệu thông qua bổ ích tạng phủ khí huyết; điều âm dương, thông kinh hoạt lạc; làm cho da trắng sáng tươi trẻ, giàu tính đàn hồi, giảm trừ nếp nhăn.
– Sáu là hiệu ứng ôn nhiệt, thẩm thấu thuốc. Cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường cung cấp oxy, tăng nhanh chuyển hóa bài tiết chất thải; có hiệu quả làm sạch môi trường trong da; có hiệu quả điều tiết phân bố, vận hành và bài tiết thủy dịch trong da; đạt được mục đích làm đẹp. Trung y hỏa liệu đối với điều trị tàn nhang, láng da trừ nếp nhăn, giảm cân tăng vòng ngực, trị mụn… đều có hiệu quả tốt.